Mitsubishi thoái vốn khỏi Masan High-Tech Materials

Dũng Phạm Thứ sáu, 24/05/2024 - 10:08

Trước khi thực hiện thoái vốn, Tập đoàn Nhật Bản - Mitsubishi Materials Corp là cổ đông lớn thứ 2 của Masan High-Tech Materials.

Ngày 20/5, Mitsubishi Materials Corporation (MMC Group) thông báo đăng ký bán ra toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu MSR của Công ty CP Masan High-Tech Materials (MHT) mà công ty đang sở hữu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 10% cổ phần.

Mục đích bán ra là để tái cơ cấu danh mục đầu tư. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch là từ ngày 30/5 - 10/6/2024.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/5, cổ phiếu MSR có giá 17.900 đồng/cổ phiếu, ước tính theo mức giá này, số tiền Mitsubishi có thể thu về là gần 2.000 tỷ đồng.

Từ cuối năm 2020, Mitsubishi Materials Corp đã trở thành cổ đông lớn thứ hai của MHT sau khi đã mua gần 110 triệu cổ phần phổ thông phát hành mới theo phương thức chào bán riêng lẻ với số tiền 90 triệu USD.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/5 vừa qua, MHT cũng đã công bố đạt thỏa thuận khung với MMC Group. Cụ thể, MMC Group dự kiến sẽ mua 100% H.C. Starck Holding (HCS) từ MHT. Thêm nữa, các bên sẽ ký kết một thỏa thuận bao tiêu APT và oxit vonfram đem lại lợi ích dài hạn cho đôi bên.

Bên cạnh đó, Masan dự kiến sẽ giữ phần sở hữu tại Nyobolt, một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Lithium-ion sạc nhanh có trụ sở tại Vương quốc Anh. Đồng thời, tập đoàn giữ đặc quyền hưởng một phần lợi nhuận tiềm năng khi công nghệ tái chế “black mass” do HCS phát triển được thương mại hóa.

HCS là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của MHT, là nhà sản xuất bột vonfram chất lượng cao. Năm 2020, MHT đã đầu tư vào HCS với mục tiêu đưa công nghệ tinh chế và tái chế vonfram về Việt Nam để chuyển dịch sang mô hình kinh doanh tuần hoàn bền vững. Cũng trong năm đó, MHT và MMC Group đã ký kết hợp tác thiết lập liên minh chuỗi giá trị vonfram toàn cầu.

Do điều kiện pháp lý tại Việt Nam chưa sẵn sàng cho phép nhập khẩu phế liệu vonfram để MHT hiện thực hóa chiến lược tái chế tại Việt Nam, công ty dự kiến chuyển nhượng cổ phần HCS cho MMC Group để tập trung vào vận hành các mảng kinh doanh trong nước. Thỏa thuận khung này đánh dấu bước tiến tiếp theo trong hợp tác kinh doanh giữa hai bên.

Lượng tiền thu được từ các giao dịch dự kiến sẽ giúp giảm nợ vay của MHT. Thỏa thuận bao tiêu sản phẩm vonfram từ MMC Group giúp MHT ổn định và tối đa hóa số lượng đơn hàng. Bên cạnh đó, việc tiếp tục sở hữu cổ phần tại Nyobolt mang tính chiến lược và đem lại tiềm năng lợi nhuận trong tương lai.

Giao dịch với MMC Group dự kiến sẽ cải thiện lợi nhuận hợp nhất của Masan và góp phần vào mục tiêu giảm nợ ròng trên EBITDA về mức 3,5x. Động thái đánh dấu bước đi đầu tiên trên quá trình tái cơ cấu danh mục các mảng kinh doanh để tập trung vào phát triển mảng tiêu dùng bán lẻ cốt lõi.

Thương vụ này phát huy thế mạnh của MMC Group trong chuỗi giá trị vonfram chế biến cận sâu và chế biến sâu – MMC Group sẽ tiếp cận được các cơ sở sản xuất của HCS ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc cũng như nền tảng tái chế phế liệu vonfram toàn diện với 90 bằng sáng chế trên toàn thế giới và 53 bằng sáng chế khác đang trong giai đoạn đăng ký.

Masan tái cấu trúc, tập trung cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Masan tái cấu trúc, tập trung cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Doanh nghiệp -  4 tháng
Giao dịch chuyển nhượng H.C Starck cho Mitsubishi Materials dự kiến sẽ cải thiện lợi nhuận hợp nhất của Masan và góp phần vào mục tiêu giảm nợ ròng trên EBITDA về mức 3,5x.
Masan tái cấu trúc, tập trung cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Masan tái cấu trúc, tập trung cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Doanh nghiệp -  4 tháng
Giao dịch chuyển nhượng H.C Starck cho Mitsubishi Materials dự kiến sẽ cải thiện lợi nhuận hợp nhất của Masan và góp phần vào mục tiêu giảm nợ ròng trên EBITDA về mức 3,5x.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  2 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  7 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  8 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  9 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  9 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  13 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.