Theo Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu với 7,2 tỷ USD.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,6 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 32,8 tỷ USD.
Năm 2018, khu vực kinh tế trong nước chuyển biến tích cực khi đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên so với năm 2017
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 244,72 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 28% (tăng 15,9%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm 72% (tăng 12,9%). Loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 tăng 12,7% so với năm 2017.
Trong đó, một số mặt hàng nông sản tuy lượng xuất khẩu tăng nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm nên kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước gồm hạt điều, cao su, hạt tiêu.
Trong khi đó, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 237,51 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 40% (tăng 11,3%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt chiếm 60% (tăng 11,6%). Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu cả năm tăng 9,5% so với năm 2017.
Trong năm 2018 có 36 mặt hàng ước tính kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 90,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 4 mặt hàng trên 10 tỷ USD.
Xét theo quy mô thị trường, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh 14,2% so với năm trước, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 46,7%; giầy dép tăng 15,3%; hàng dệt may tăng 13,7%.
Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó xăng dầu tăng 89,4%; vải tăng 18%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 11,4%.
Các thị trường trọng điểm khác như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và khu vực ASEAN cũng đều có mức tăng trưởng khá trong năm nay.
Tập trung nâng cao giá trị gia tăng thay vì số lượng sản phẩm để đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn khi xuất khẩu vào EU sẽ là bước đệm để các doanh nghiệp Việt nam có thể tiếp cận những thị trường khó tính hơn.
Thiếu tầm nhìn và chưa biết xây dựng chiến lược đang là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam gia nhập CPTPP.
Hai công ty dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2018, riêng giá trị xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.