Giá trị xuất khẩu lớn nhất sang EU không phải là lợi nhuận

Quỳnh Chi Thứ sáu, 07/12/2018 - 11:50

Tập trung nâng cao giá trị gia tăng thay vì số lượng sản phẩm để đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn khi xuất khẩu vào EU sẽ là bước đệm để các doanh nghiệp Việt nam có thể tiếp cận những thị trường khó tính hơn.

Việt Nam đang nằm trong top 10 nguồn cung nông sản lớn nhất sang EU.

Chỉ với hai nhân sự làm logistics, ông Phan Văn Thường, Giám đốc Công ty Chế biến thực phẩm GOC cho biết mỗi năm, công ty này vẫn có thể xuất khẩu tới 4.000 container hàng, khai hàng nghìn tờ khai hải quan một cách rất nhàn. 

Được biết, công ty này đã có nhiều năm làm việc với các nước trong khối Liên minh châu Âu (EU), nơi được đánh giá là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. 

Sau quá trình làm việc với thị trường này, ông Thường nhận ra, xuất khẩu hàng hóa sang EU không nên tập trung quá nhiều vào số lượng, thay vào đó, nên học hỏi và tìm kiếm các giá trị gia tăng và nâng cao khả năng, giá trị của con người.

Theo lãnh đạo GOC, giá trị thu được lớn nhất khi xuất khẩu sang EU không phải là thu lãi cao mà là cơ hội nâng cấp hệ thống quản lý của công ty và nhân sự. 

"Giá cả ở EU không hấp dẫn so với các nước khác và số lượng cũng không bằng xuất hàng trăm container sang thị trường Mỹ mỗi tháng. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn của họ luôn là số 1", ông Thường nhấn mạnh.

Khi đã chinh phục được thị trường khó tính này, theo ông Thường, việc tiếp cận và chinh phục các thị trường lớn, khó tính khác trên thế giới cũng hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường EU đang phải chịu một mức thuế lên tới 14%, song khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết trong năm 2019 như kỳ vọng, mức thuế xuất khẩu các mặt hàng nông sản sẽ dần được đưa về 0%. Điều này được đánh giá là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nông sản Việt nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU nói chung. 

Việt Nam đang nằm trong top 10 nguồn cung nông sản lớn nhất sang EU, chiếm khoảng 2% kim ngạch. Tại diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU, bà Miriam Garcia Ferrer, Trưởng ban kinh tế và thương mại, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam dự báo, con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. 

Tuy nhiên, bà Miriam Garcia Ferrer cũng nhấn mạnh, các mặt hàng nông sản và thực phẩm xuất khẩu vào EU từ trước đến nay đều phải tuân thủ các điều khoản thương mại cũng như khuôn khổ pháp lý. 

Nguồn lợi lớn nhất khi xuất khẩu nông sản sang EU là hệ thống quản lý
Bà Miriam Garcia Ferrer, Trưởng ban kinh tế và thương mại, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.

Theo đó, EU sẽ đặt ra một quy chuẩn chung được xác định bởi các quốc gia thành viên và Ủy ban Châu Âu. Sẽ không có cơ chế đặc thù cho bất cứ quốc gia nào xuất khẩu nông sản sang EU, và không có chuyện một quốc gia được đặc cách xuất khẩu những sản phẩm dưới tiêu chuẩn.

"Do vậy, hai bên cần phải biết luật chơi và tuân thủ những quy định chung giúp minh bạch thị trường, giải quyết các bất đồng phát sinh trong hoạt động thương mại", đại diện phái đoàn EU tại Việt Nam khuyến cáo.

Cũng có nhiều năm kinh nghiệm xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang thị trường khó tính này, ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ và đầu tư Tiến Đạt (Tiscovina) cho rằng khi xuất khẩu sang thị trường EU, bên cạnh đáp ứng được những yêu cầu chung, cần phải làm việc thật kỹ càng với các đối tác. 

Ông Tuyên lý giải, sẽ có một số quy định ngách không được nêu sẵn trên các website, và mỗi nước sẽ có những quy định riêng bên cạnh các quy định chung của EU. Hơn nữa, có những quy định mà một số đối tác không yêu cầu. 

"Họ là người bán sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng nên chưa cần mình hoàn chỉnh sản phẩm vì có nhiều yếu tố doanh nghiệp Việt chưa thể đáp ứng được. Đó là một cơ hội tốt, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, giá trị sản phẩm cũng chưa được cao", ông Tuyên cho biết. 

Giá trị sản phẩm xuất khẩu thấp vẫn do thiếu liên kết

Bên cạnh những rào cản về cạnh tranh từ quá trình hội nhập, các doanh nghiệp còn phải đối diện với một số thách thức nội tại như năng lực chế biến chuyên sâu, chưa phát triển mạnh về thương hiệu.

Doanh nghiệp Việt thiếu gì để trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới?

“Vì vậy, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam dù nhiều về số lượng nhưng giá trị kim ngạch chưa tương xứng, lợi nhuận xuất khẩu phải chia sẻ qua nhiều khâu trung gian”, ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết.

Mặc dù có khoảng 70% nguyên liệu nông sản được thu mua từ nông dân song nhiều vùng nguyên liệu nông sản lại xa nhà máy chế biến, chi phí vận chuyển lớn, nguyên liệu không đảm bảo các yêu cầu chất lượng nên khó chế biến xuất khẩu dẫn đến chất lượng nông sản của Việt Nam còn thấp.

Bên cạnh đó, người nông dân cũng chưa được hướng dẫn kỹ về các biện pháp xử lý trong trồng trọt và chăn nuôi. Khu vực trồng rau quả rải rác, phân tán, khó xử lý kỹ thuật, thu hoạch chưa đồng loạt, sản phẩm không đồng đều nên gây khó khăn cho việc chế biến, xuất khẩu sang những thị trường khó tính như EU.

Hiện nay, vẫn còn hiện tượng sử dụng các hóa chất không rõ nguồn gốc trong chế biến, bảo quản rau quả tươi. Không những thế, công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam còn hạn chế, còn ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực này được chuyển giao đến nông dân.

Việc thu hái và sơ chế bảo quản vẫn tiến hành thủ công, công nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển còn thiếu, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 25 - 30%.

Để xuất khẩu sang thị trường EU một cách hiệu quả và tận dụng được những cơ hội mà hiệp định EVFTA có thể mang lại trong tương lai, Tham tán Nông nghiệp của Pháp Alexandre Bouchot cho rằng, Việt Nam cần phân cấp thực hiện trong quản trị chính sách lương thực. 

Tiếp đó thúc đẩy các sáng kiến địa phương; tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và thực phẩm nông nghiệp cũng như quan tâm đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế. Đặc biệt, triển khai hoạt động đầu tư chuyển đổi cũng như hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát minh sáng tạo. Hệ thống nông nghiệp và thực phẩm cần phải được cải tổ để phát triển một cách bền vững.

Doanh nghiệp châu Âu ngóng thông qua EVFTA

Doanh nghiệp châu Âu ngóng thông qua EVFTA

Leader talk -  5 năm
Gần 80% doanh nghiệp châu châu tại Việt Nam được EuroCham khảo sát cho rằng Hiệp định thương mại Việt Nam - EU sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của họ.
Doanh nghiệp châu Âu ngóng thông qua EVFTA

Doanh nghiệp châu Âu ngóng thông qua EVFTA

Leader talk -  5 năm
Gần 80% doanh nghiệp châu châu tại Việt Nam được EuroCham khảo sát cho rằng Hiệp định thương mại Việt Nam - EU sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của họ.
VASEP: Nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu tôm chân trắng sang thị trường EU

VASEP: Nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu tôm chân trắng sang thị trường EU

Tiêu điểm -  5 năm

EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 24,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này tính tới tháng 9 năm nay đạt 648,4 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017.

Peugeot chính thức bảo hành lên tới 5 năm cho xe 5008 và 3008 All New

Peugeot chính thức bảo hành lên tới 5 năm cho xe 5008 và 3008 All New

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Chính sách đặc biệt - bảo hành từ 3 năm lên 5 này được áp dụng tại 12 showroom và 14 đại lý của Peugeot trên toàn quốc.

Đức tài trợ 178 nghìn Euro phát triển giao thông xe đạp ở phố cổ Hội An

Đức tài trợ 178 nghìn Euro phát triển giao thông xe đạp ở phố cổ Hội An

Đầu tư -  5 năm

Dự án lập kế hoạch phát triển giao thông bằng xe đạp và chương trình xe đạp chia sẻ miễn phí/chi phí thấp tại thành phố Hội An được tiến hành sau giải thưởng Giao thông đô thị toàn cầu được Chính phủ Đức trao hồi tháng 5/2018.

Một số mặt hàng của Việt Nam xuất sang EAEU có nguy cơ bị tăng thuế

Một số mặt hàng của Việt Nam xuất sang EAEU có nguy cơ bị tăng thuế

Tiêu điểm -  6 năm

Bộ Công Thương mới đây cho biết một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) có nguy cơ bị tăng thuế nhập khẩu lên mức MFN do EAEU áp dụng cơ chế tự vệ ngưỡng.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  5 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  7 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  8 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  10 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  10 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".