Doanh nghiệp
Nam Long phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp
Nam Long là một trong số ít doanh nghiệp bất động sản vẫn phát hành trái phiếu giai đoạn hiện nay. Số tiền được sử dụng để thực hiện dự án Waterpoint giai đoạn 2 thông qua hình thức góp vốn vào công ty Nam Long VCD.
Công ty Đầu tư Nam Long vừa thông qua nghị quyết phát hành trái phiếu đợt 2 theo hình thức riêng lẻ, với tổng giá trị huy động 500 tỷ đồng.
Lô trái phiếu có kỳ hạn 7 năm và lãi suất được xác định bằng tổng lãi suất cơ bản cố định cộng biên độ 3,5%/năm. Trong đó, lãi cơ bản là mức lãi được thỏa thuận, xác định tại thời điểm giải ngân.
Số tiền thu được dự kiến được sử dụng để thực hiện dự án Waterpoint giai đoạn 2, tại Long An, thông qua hình thức góp vốn vào công ty con là Công ty Nam Long VCD. Giai đoạn 1 của dự án đã được phát triển với hàng trăm căn hộ thấp tầng đã được bàn giao cho khách hàng.
Tài sản đảm bảo cho các trái phiếu này là tài khoản thế chấp tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Phương Đông hiện có giá trị 0 đồng (số dư sẽ được xác định theo thỏa thuận với nhà đầu tư và phù hợp với hợp đồng đặt mua trái phiếu); cổ phần tại Công ty Nam Long VCD do Nam Long sở hữu với tỷ lệ 51% vốn điệu lệ, có giá trị 1.850 tỷ đồng; cổ phần phổ thông và ưu đãi cổ tức tại Công ty NHH Mizuki do Nam Long sở hữu, tương ứng 50% vốn điều lệ và có giá trị 1.500 tỷ đồng.
Dự kiến đợt phát hành trái phiếu sẽ diễn ra trong quý IV/2022. Việc mua lại trước hạn sẽ được thực hiện vào năm thứ 3, thứ 5 hoặc theo thỏa thuận với nhà đầu tư.
Trước đó, vào tháng 6/2022, NLG đã phát hành riêng lẻ một lô trái phiếu (đợt 1), huy động 500 tỷ đồng, với kỳ hạn tương đương. Tài sản đảm bảo là cổ phần của Nam Long tại Công ty Nam Long VCD và Công ty NNH Mizuki, cùng tài khoản ngân hàng của Nam Long.
Đây là hai đợt phát hành trái phiếu trong kế hoạch phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu cho IFC của Nam Long được công bố hồi đầu năm nay. Nguồn vốn này giúp Nam Long phát triển dự án nhà ở xanh và bền vững tại dự án nhà ở Waterpoint - dự án phát triển đô thị tích hợp tại tỉnh Long An, bao gồm không gian công cộng xanh, công trình thể thao, trường học, trường đại học, cơ sở y tế, cũng như công trình giao thông, bán lẻ và văn phòng.

Nam Long là một trong số ít doanh nghiệp bất động sản vẫn phát hành trái phiếu giai đoạn này. Trước đó vào tháng 8, một doanh nghiệp bất động sản khác là nhà Khang Điền cũng huy động thành công 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ để phát triển dự án.
Trong bối cảnh hiện tại, những doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản vẫn phát hành thành công trái phiếu chứng minh thị trường trái phiếu sơ cấp không đóng băng. Doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện phát hành, có dòng tiền trả nợ gốc và lãi đầy đủ, được đánh giá rủi ro thấp, có tài sản đảm bảo...vẫn sẽ huy động được vốn qua kênh trái phiếu.
Bộ Tài chính gần đây cũng khẳng định, việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, ổn định, hiệu quả, minh bạch và bền vững là rất cần thiết, góp phần tạo ra một nền tài chính đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn, giảm sự phụ thuộc lớn vào kênh tín dụng ngân hàng.
Hiện nay dư nợ toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ khoảng 15% GDP; trong đó, riêng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là 1,2 triệu tỷ đồng, tương đương 12,8% GDP. So với Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp tối thiểu đạt 20% GDP và đến năm 2030 tối thiểu đạt 25% GDP thì mức hiện tại vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu Chính phủ đề ra.
Vì sao Nam Long chọn hướng đầu tư phát triển bất động sản tích hợp?
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Phân bón DAP Hàn Quốc khiến ngành rau quả thiệt hại hàng tỷ USD?
Phân bón DAP nhập khẩu từ Hàn Quốc bị một doanh nghiệp phản ánh chứa dư lượng cadimi cao gấp hơn hai lần so với tiêu chuẩn kỹ thuật.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?