'Nút thắt' lớn trong thực thi Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 mở ra rất nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển bứt phá cho doanh nghiệp tư nhân, song việc thực thi được dự báo gặp nhiều thách thức.
4 lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gồm: Công nghệ số; Vật lý; Công nghệ sinh học; Năng lượng và môi trường.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, 4 lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gồm: Công nghệ số; Vật lý; Công nghệ sinh học; Năng lượng và môi trường.
Cụ thể, danh mục công nghệ ưu tiên của từng lĩnh vực như sau.
Lĩnh vực công nghệ số bao gồm: Trí tuệ nhân tạo; internet vạn vật; công nghệ phân tích dữ liệu lớn; công nghệ chuỗi khối; điện toán đám mây, điện toán lưới, điện toán biên; điện toán lượng tử; công nghệ mạng thế hệ sau; thực tại ảo, thực tại tăng cường, thực tại trộn; công nghệ an ninh mạng thông minh, tự khắc phục và thích ứng; bản sao số; công nghệ mô phỏng nhà máy sản xuất; nông nghiệp chính xác.
Lĩnh vực vật lý: Robot tự hành, robot cộng tác, phương tiện bay không người lái, phương tiện tự hành dưới nước; in 3D tiên tiến; công nghệ chế tạo vật liệu nano, thiết bị nano; công nghệ chế tạo vật liệu chức năng; công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ; công nghệ ánh sáng và quang tử.
Lĩnh vực công nghệ sinh học: Sinh học tổng hợp; công nghệ thần kinh; tế bào gốc; công nghệ enzyme; tin sinh học; chip sinh học và cảm biến sinh học; y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô; công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới.
Lĩnh vực năng lượng và môi trường: Công nghệ chế tạo pin nhiên liệu; công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học tiên tiến; năng lượng Hydrogen; quang điện; công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến; công nghệ tiên tiến trong thăm dò, thu hồi dầu và khí; thu thập và lưu trữ các bon; năng lượng vi mô; công nghệ tua bin gió tiên tiến; công nghệ năng lượng địa nhiệt, năng lượng đại dương và năng lượng sóng; lưới diện thông minh.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức liên quan căn cứ quyết định này và các quy định khác của pháp luật liên quan để định hướng, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ.
Nghị quyết 68 mở ra rất nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển bứt phá cho doanh nghiệp tư nhân, song việc thực thi được dự báo gặp nhiều thách thức.
Logistics xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu không chuyển nhanh, doanh nghiệp logistics Việt sẽ bị loại khỏi sân chơi.
Nghị quyết số 68-NQ/TW khẳng định quan điểm đột phá của Bộ Chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc. Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.
Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.
Ngay sau cú "hat trick" tại Asian Banking & Finance 2025, F88 tiếp tục nhận chứng chỉ bảo vệ Khách hàng từ M-CRIL, với mức xếp hạng cao nhất kể từ 2019.
Vinamilk cùng đột phá 6 HMO đã thiết lập chuẩn dinh dưỡng mới cho trẻ em, mở ra hướng đi mới cho ngành sữa khu vực khi giải quyết trăn trở mang tính thời đại về việc “nuôi con bằng sữa mẹ”.
Vinpearl chính thức khai trương Vinpearl Hotel Bắc Ninh, khách sạn 5 sao theo chuẩn quốc tế đầu tiên do thương hiệu Việt đầu tư và vận hành tại đây.
Nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua thách thức và tối ưu cơ hội trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện với lãi suất vay bằng USD chỉ từ 4,5%/năm và chính sách tài trợ xuất khẩu linh hoạt cho doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) lần thứ 5 liên tiếp được Tổ chức liên đoàn Doanh nghiệp thế giới (Worldcob) vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại giải thưởng The Bizz. Đồng thời, ngân hàng cũng được tạp chí tài chính quốc tế The European vinh danh tại 3 hạng mục giải thưởng về quản trị bền vững, quản trị rủi ro, ngân hàng điện tử.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) công bố khung tài chính bền vững (Sustainable finance framework - SFF), đánh dấu bước tiến mới trong lộ trình phát triển bền vững, đồng thời khẳng định cam kết lâu dài của MSB đối với tăng trưởng xanh, sự cân bằng về các yếu tố môi trường – xã hội và lợi ích các bên liên quan.
Sự hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Tân Á Đại Thành và thương hiệu Wonang đến từ Hàn Quốc đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chuẩn sống hiện đại cho người Việt - bắt đầu từ chính những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé nhất trong gian bếp: chậu rửa.