Tài chính
NCB hoàn thành vượt mức tất cả mục tiêu 2024
Kết thúc năm 2024, NCB hoàn thành vượt mức tất cả mục tiêu kinh doanh mà Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng đã đặt ra.
Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2024. Theo đó, NCB đã đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh mới và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đồng thời, hoàn thành tăng vốn điều lệ lên gần 11.800 tỷ đồng, quyết liệt triển khai tái cơ cấu ngân hàng theo đúng phương án cơ cấu lại tầm nhìn tới 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Từng bước khắc phục căn bản các vấn đề tồn tại
Năm 2024 đánh dấu bước ngoặt của NCB trong hành trình tái cơ cấu với việc trở thành tổ chức tín dụng đầu tiên hoàn thành việc xây dựng và được phê duyệt phương án cơ cấu lại theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” theo quyết định 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Đại diện NCB cho biết, ngân hàng đã khẩn trương và quyết liệt triển khai việc phân loại lại tài sản có theo phương án cơ cấu lại ngay sau khi được phê duyệt hồi tháng 6/2024.
Tiếp đó, ngân hàng đã triển khai đồng bộ các giải pháp theo đúng lộ trình của phương án cơ cấu lại bao gồm: tích cực thu hồi xử lý tài sản tồn đọng, đạt 130% mục tiêu tại phương án cơ cấu lại; hoàn thành việc trích lập dự phòng và thoái lãi dự thu ngay sau khi hoàn thành tăng vốn điều lệ lên gần 11.800 tỷ đồng vào tháng 12 vừa qua.

Giải pháp bài bản, đúng đắn và phù hợp được triển khai quyết liệt đã giúp NCB bước đầu khắc phục các vấn đề tồn tại, dần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tính đến 31/12/2024, tức sáu tháng sau khi triển khai bước đầu tiên của lộ trình phương án cơ cấu lại, tỷ lệ nợ xấu của NCB ghi nhận mức giảm đáng kể trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn.
Việc trích lập dự phòng, thoái lãi dự thu và chi phí vốn của các khoản tồn tại cũ theo lộ trình tại phương án cơ cấu lại cũng là lý do khiến lợi nhuận năm 2024 ghi nhận mức âm, mặc dù hoạt động kinh doanh phát triển mới của NCB trong 2024 đạt kết quả rất đáng ghi nhận với tổng thu nhập hoạt động thuần (TOI) sau dự phòng rủi ro từ hoạt động kinh doanh mới (good bank) là 2.968 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi toàn bộ chi phí hoạt động, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mới đạt 1.339 tỷ đồng.
Với lộ trình rõ ràng, giải pháp tổng thể, sự quyết tâm cao của cả hệ thống và dưới sự góp ý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng, NCB cho biết đang đáp ứng tốt công cuộc tái cấu trúc toàn diện.
Ngân hàng đảm bảo hoạt động liên tục, minh bạch, an toàn, các chỉ số an toàn hoạt động luôn tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Các bước tiếp theo trong lộ trình tái cơ cấu đã được phê duyệt sẽ được NCB rốt ráo triển khai, mục tiêu hoàn thành việc xử lý dứt điểm các tài sản tồn đọng và hoàn thành phương án cơ cấu lại vào năm 2029.
Chuyển mình nhờ chiến lược mới
Năm 2024, nhờ triển khai mạnh mẽ chiến lược mới, hợp tác với các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới và trong nước, đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cấp sản phẩm dịch vụ với hàng loạt gói giải pháp tài chính ưu việt, NCB đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, tính đến hết 31/12/2024, NCB đã hoàn thành vượt mức mục tiêu đặt ra tại đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức hồi tháng 4/2024.
Trong đó, tổng tài sản đạt 118.562 tỷ đồng, tăng 23,2% so với 2023 và vượt 12% so với kế hoạch. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 71.175 tỷ đồng, tổng huy động vốn thị trường 1 đạt 100.491 tỷ đồng, vượt lần lượt 10,6% và 16,8% so với kế hoạch.
Các con số tăng trưởng tích cực liên tiếp trong năm qua là minh chứng cho thấy chất lượng sản phẩm, dịch vụ của NCB ngày càng đạt tiêu chuẩn cao hơn và được đông đảo khách hàng yêu thích, tin tưởng lựa chọn.
Tính tới thời điểm 31/12/2024, NCB đạt quy mô khách hàng hơn 1,346 triệu khách, bằng 117,05% so với kế hoạch cả năm và tăng trưởng 34,6% so với cuối 2023.
NCB cũng đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sửa đổi nội dung vốn điều lệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động, tăng từ hơn 5.600 tỷ đồng lên gần 11.800 tỷ đồng, sau khi phát hành thành công hơn 617 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán cho các nhà đầu tư trong nước vừa qua.
Việc bổ sung nguồn lực tài chính thể hiện quyết tâm, hành động mạnh mẽ của các cổ đông và toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng trong hành trình tái cơ cấu toàn diện, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đáp ứng các quy định pháp luật và các yêu cầu của cơ quan quản lý.
Đồng thời, giúp NCB khẳng định năng lực cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường. Theo lộ trình, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn và dự kiến quy mô vốn điều lệ của NCB sẽ đạt hơn 29.000 tỷ đồng vào năm 2028, củng cố nguồn lực tài chính, gia tăng nguồn vốn trung - dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Năm 2024, các chỉ số an toàn hoạt động của NCB tiếp tục duy trì và đảm bảo giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tính đến ngày 31/12/2024, tỷ lệ dự trữ thanh khoản đạt 17,27%, cho thấy Ngân hàng đang duy trì một “bộ đệm thanh khoản” có khả năng chống chịu tốt trước những biến động trên thị trường.
Đại diện NCB cho biết, dù đối mặt với nhiều thách thức khi triển khai đồng thời cả hai nhiệm vụ: tái cơ cấu toàn diện NCB theo phương án cơ cấu lại tầm nhìn đến 2030 đã được phê duyệt và xây dựng một phiên bản NCB mới với các mốc tăng trưởng khá thách thức, toàn bộ hệ thống NCB đều đang nỗ lực, quyết tâm, đồng lòng hành động để chinh phục mục tiêu.
Những thành quả bước đầu đạt được trong năm 2024 là minh chứng cho cam kết “không ngừng trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình” mà ngân hàng này đã đặt ra. Từ đó, đưa NCB trở thành một trong những ngân hàng uy tín, lành mạnh, hiệu quả, cung cấp dịch vụ và giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường.
Song song với việc triển khai quyết liệt phương án cơ cấu lại, thực thi từng bước theo định hướng chiến lược quản lý gia sản hỗn hợp số, NCB đã triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số từ đầu năm 2024.
Được biết, năm vừa qua, NCB liên tục khẳng định năng lực cạnh tranh và vị thế mới với hàng loạt dấu ấn.
Trong đó là ngân hàng đầu tiên triển khai tính năng mở tài khoản thanh toán ngân hàng từ ứng dụng định danh điện tử VNeID của Bộ Công An, giúp người dân có thêm lựa chọn đơn giản, an toàn, thuận tiện trong việc mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số theo chủ trương của Chính phủ.
Đồng thời, NCB vượt qua gần 380 đội thi trong nước và quốc tế, giành giải khuyến khích ngay lần đầu tham dự tại cuộc thi Data for life 2024 với giải pháp mang tính nền tảng sâu đồng thời có tính ứng dụng cao trong đa dạng các lĩnh vực xã hội; năm thứ hai liên tiếp được HR Asia Awards vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”; Ngân hàng số NCB iziBankbiz cho khách hàng doanh nghiệp được vinh danh Top 10 tin dùng Việt Nam ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…
Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ
Tổng giám đốc NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp
Lựa chọn chuyển đổi toàn diện theo chiến lược mới trong bối cảnh hậu khủng hoảng kép, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã ghi những dấu mốc tích cực và ấn tượng trong thời gian qua.
NCB được duyệt phương án cơ cấu lại tầm nhìn đến năm 2030
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét cho ý kiến và cấp có thẩm quyền đã phê duyệt Phương án cơ cấu lại của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tầm nhìn tới 2030, đánh dấu một giai đoạn có thể nói mang tính bước ngoặt trong hành trình tái cơ cấu của ngân hàng này.
NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực
Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.