Nền kinh tế có hấp thụ được 200.000 tỷ đồng mỗi tháng?

An Chi Thứ năm, 12/10/2017 - 14:25

Muốn tăng trưởng tín dụng khoảng 21 - 22%, mỗi tháng từ nay đến cuối năm chúng ta sẽ phải đẩy vào nền kinh tế 200.000 tỷ đồng, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Áp lực đưa vốn vào nền kinh tế. Ảnh VTV

Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý III/2017 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, trong khi lãi suất huy động vẫn duy trì khá ổn định, mặt bằng lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm trong quý III, theo chính sách giảm lãi suất điều hành thêm 0,25%, kèm theo các giải pháp hỗ trợ lãi suất đối với một số lĩnh vực, đối tượng, do Ngân hàng Nhà nước ban hành vào ngày 10/07/2017, theo chỉ đạo của Chính phủ. 

Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn từ mức 6 - 9% của quý II được giảm 0,5%/năm xuống mức phổ biến là 6 - 6,5% đối với các lĩnh vực ưu tiên và giảm 0,5 - 1%/năm đối với sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 9 - 10%/năm của quý II, được giảm xuống còn 8%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Tính tới thời điểm 20/9/2017, tăng trưởng tín dụng đạt mức 11,02% so với tháng 12/2016, cao hơn so với cùng kỳ các năm trước (2015 là 10,8%; 2016 đạt 10,5%). 

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 21% do Chính phủ đề ra, thì mức tăng trưởng trong quý III vẫn còn một khoảng cách khá xa (gần 10%). Khoảng cách này sẽ đặt ra thách thức cho quý IV sắp tới trong việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tín dụng của cả năm.

Bên cạnh đó, trong chín tháng vừa qua, tăng trưởng huy động đạt 10,08%, thấp hơn so với mức 12% của cùng kỳ năm 2016. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt hơn 1,2% so với tốc độ tăng trưởng huy động. 

Mặc dù có sự thu hẹp so với sáu tháng đầu năm (tín dụng vượt 1,5% so với huy động), sự thiếu hụt nguồn cung về vốn vay (thông qua huy động) sẽ có thể tiếp tục đặt ra rào cản cho chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong quý cuối năm, đặc biệt trước mục tiêu 21% của tăng trưởng tín dụng cả năm 2017. Cụ thể, chính sách hạ lãi suất có thể tăng mức tín dụng, nhưng lại khó huy động nguồn tiền gửi.

Trên thực tế, do Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng đáng kể ngoại tệ kể từ đầu năm tới nay (khoảng 1 tỷ USD) nhằm tăng dự trữ ngoại hối, thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện vẫn khá dồi dào. 

Thanh khoản tốt được thể hiện rõ khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục đà giảm mạnh từ khoảng giữa quý II/2017, xuống dưới mức 1% trong quý này. Cụ thể, lãi suất qua đêm và lãi suất kỳ hạn một tuần cùng giảm xuống mức đáy vào giữa tháng 8, lần lượt đạt 0,44% và 0,56%, giảm lần lượt 77,9% và 73,7% so với hồi đầu quý III và lần lượt là 91,0% và 88,6% so với đầu quý II. Về cuối quý III, các mức lãi suất này có chiều hướng gia tăng nhẹ, tuy nhiên vẫn nằm dưới mức 1%.

Nhận định về mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2017, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, nhiều khả năng, Nhà nước cần xem xét lại mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21 - 22% cho năm 2017. 

Thời điểm đầu năm 2017, Chính phủ đề ra mức tăng 18% đã là rất cao. Bởi thông thường tín dụng chỉ nên gấp 2 lần tăng trưởng kinh tế. Như vậy, với mức tăng trưởng như hiện nay, tăng trưởng tín dụng đạt 11 – 12% là phù hợp.

Muốn tăng trưởng tín dụng khoảng 21 - 22%, mỗi tháng từ nay đến cuối năm chúng ta sẽ phải đẩy vào nền kinh tế 200.000 tỷ đồng.

Cũng theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng liệu nền kinh tế có hấp thụ được không, tuy nhiên tôi cho rằng nền kinh tế hoàn toàn có thể hấp thụ được. 

Vấn đề đặt ra ở đây là hai lĩnh vực hấp thụ vốn nhanh nhất là bất động sản và chứng khoán do đó, tôi lo ngại tín dụng chỉ chỉ đẩy vào hai lĩnh vực đó, không chảy vào sản xuất kinh doanh. 

Và như vậy thì rõ ràng mục tiêu tăng trưởng tín dụng không mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế. Ngược lại, có còn có thể dẫn đến những hệ lụy lớn như bong bóng nổ, nợ xấu…

Vì vậy, Chính phủ nên xem xét lại việc đẩy mục tiêu tăng trưởng tín dụng của mình, phải làm thế nào để tín dụng đến đúng địa chỉ là chảy vào vào sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới mang lại những tác động thực đến nền kinh tế, ông Hiếu nhận định.


Tín dụng tăng, lãi suất giảm, mua nợ xấu đạt kế hoạch 2017

Tín dụng tăng, lãi suất giảm, mua nợ xấu đạt kế hoạch 2017

Tài chính -  7 năm

Báo cáo mới công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, chỉ số tín dụng đối với nền kinh tế liên tục tăng ngay từ những tháng đầu năm 2017 và tăng đều qua các tháng. Các tổ chức tín dụng cũng tích cực giảm lãi xuất cho vay sản xuất kinh doanh.

Tín dụng bất động sản và xây dựng giảm nhẹ

Tín dụng bất động sản và xây dựng giảm nhẹ

Tài chính -  7 năm

Báo cáo của Ủy bán giám sát tài chính Quốc gia cho biết, ước tính đến hết tháng 9/2017, tín dụng ước tăng 11,5% so với cuối năm 2016, nếu tính cả trái phiếu doanh nghiệp tăng 12,9%.

Một số tổ chức tín dụng không 'mặn mà' với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một số tổ chức tín dụng không 'mặn mà' với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tiêu điểm -  7 năm

Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệu quả tín dụng không cao trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao chính là lý do khiến tín dụng cho khu vực doanh nghiệp này vẫn còn hạn chế.

Các ngân hàng chỉ kỳ vọng tăng trưởng tín dụng 17% trong năm 2017

Các ngân hàng chỉ kỳ vọng tăng trưởng tín dụng 17% trong năm 2017

Tài chính -  7 năm

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng do Vụ Dự báo, thống kê của NHNN tiến hành vào tháng 9/2017.

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Tiêu điểm -  1 giờ

Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu

Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu

Tiêu điểm -  4 giờ

Đường vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn do liên doanh Becamex IDC – Đèo Cả trúng thầu vừa được Bình Dương khởi công.

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Tiêu điểm -  20 giờ

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tiêu điểm -  20 giờ

Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.

TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng

TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng

Tiêu điểm -  1 ngày

Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

Nhịp cầu kinh doanh -  8 phút

13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  1 giờ

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Tiêu điểm -  1 giờ

Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Doanh nghiệp -  1 giờ

Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.

Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh

Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Ngày Đại dương thế giới 8/6, trong ngày 7/6, hàng trăm cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại 11 tỉnh/thành đồng loạt ra quân dọn dẹp, thu gom rác thải ở các bờ biển theo chương trình “Ocean cleanup 2025”.

Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu

Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp sẽ tạo nên ranh giới rõ ràng giữa một thương hiệu có nền tảng và một nhà buôn đổi nhãn.

Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư chuyển hướng đi đâu?

Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư chuyển hướng đi đâu?

Bất động sản -  4 giờ

Sau thời gian dài tăng trưởng nóng do các thông tin sáp nhập tỉnh thành, cơn sốt đất nền đang có dấu hiệu hạ nhiệt.