Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất cải tổ thuế lớn nhất trong 30 năm
Ngày hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra đề xuất về cải cách thuế lớn nhất đối với nước Mỹ trong vòng 3 thập kỉ.
Sau khi nhậm chức vào tháng Giêng năm 2017, chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt ra nhiều mục tiêu cả tổng quát và cụ thể đối với nền kinh tế, như tăng trưởng GDP 3% và cắt giảm thâm hụt thương mại quốc gia.
Những biểu đồ dưới đây sẽ mô tả sự thay đổi của các chỉ số chính của nền kinh tế dưới thời tổng thống đương nhiệm Trump (tính từ tháng 1/2017 đến nay), so với số liệu được ghi nhận trong nhiệm kỳ thứ 2 của cựu tổng thống Barack Obama.
Tăng trưởng GDP
Tổng thống Trump cam kết đưa tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ lên 3% trong năm nay. Những con số nhảy vọt liên tiếp sau từng quý. Nhưng do không hề có sự thay đổi trong nhân khẩu học hay năng suất, nên nhiều nhà kinh tế cho rằng mức tăng trưởng hiện tại chỉ khoảng 2%, tức tương đương mức bình quân 4 năm cuối nhiệm kỳ tổng thống Obama.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Mỹ đã và đang kiềm chế được lạm phát ngay từ những năm 1990. Tổng thống Trump có vẻ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Một số nhà kinh tế học lo ngại rằng, nếu các kế hoạch kinh tế của ông được thực hiện, lạm phát có thể bị đẩy lên trong tương lai, dẫn đến việc giới chức sẽ bị công chúng chỉ trích bởi sức mua của các hộ gia đình giảm do lạm phát tăng nhưng mức lương không đổi.
Thị trường việc làm và tỷ lệ thất nghiệp
Ông Trump từng nói về chỉ số thất nghiệp rằng: "Với tôi, đây là một chỉ số thật lố bịch” bởi vì nó không phản ánh được số người đang không tìm kiếm việc làm. Họ có thể là những người đã nghỉ hưu hoặc làm công việc nội trợ hay những người đang đi học.
Tỷ lệ thất nghiệp vẫn là một công cụ đo lường quan trọng của thị trường lao động. Tỷ lệ này đã bắt đầu giảm từ khi ông Trump nhậm chức.
Thâm hụt thương mại
Tổng thống Trump từng tuyên bố: "Việc làm và sự thịnh vượng đã bị tước đi khỏi đất nước chúng ta. Thâm hụt thương mại ngày càng trầm trọng từ năm này qua năm khác".
Ông Trump và một số người có cùng quan điểm coi thâm hụt thương mại là một vấn đề tiêu cực. Hầu hết các nhà kinh tế đều không đồng tình, nhưng chính quyền đã quyết định mục tiêu của chính sách thương mại sẽ là giảm thiểu hoặc loại bỏ thâm hụt với những nước đối tác thương mại của Mỹ.
Sự thay đổi việc làm trong ngành sản xuất
“Chúng ta đã mất gần 70.000 nhà máy. Hãy nhìn vào bản đồ. Bao nhiêu nhà máy đã biến mất?”.
Tổng thống Trump lấy chính sách thương mại làm động lực chính tạo ra cú hích trong ngành sản xuất chế tạo. Tuy nhiên, các nhà kinh tế vẫn tranh luận về tiềm năng tăng trưởng việc làm trong ngành này. Ngay cả khi sản lượng đầu ra tăng thì vẫn chưa thể kết luận rằng lượng công việc sẽ tăng, do sự phát triển của tự động hóa và khả năng quản lý ngày một tốt hơn.
Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
“Chúng ta phải thừa nhận thực trạng hiện nay… Hơn 1/5 số người lao động không nằm trong độ tuổi lao động”, tổng thống Trump nói.
Khi Trump nhậm chức, tỷ lệ người từ 25 đến 54 tuổi tham gia lực lượng lao động chiếm khoảng 81,5%, tính cả người có việc và đang tìm việc. Số liệu đã tăng lên nhưng vẫn thấp hơn mức cao nhất trong thập niên 90 là 84,6%. Chỉ số này có lẽ phù hợp nhất để phản ánh quan điểm của Trump đối với vấn đề của nền kinh tế Mỹ và cách ông thành công trong việc sửa chữa vấn đề này.
Ngày hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra đề xuất về cải cách thuế lớn nhất đối với nước Mỹ trong vòng 3 thập kỉ.
Tổng thống Donald Trump ra sắc lệnh mới nhằm hạn chế hoặc đình chỉ nhập cảnh vào Mỹ đối với công dân của 8 quốc gia, thay thế sắc lệnh cấm du lịch từ 6 quốc gia Hồi giáo vốn đã bị tòa án đình chỉ.
Hãng tin CNN của Mỹ, vào Chủ nhật (3/9), đã đưa tin về nội dung của một lá thư viết tay mà cựu tổng thống Barack Obama đã gửi cho tổng thống kế nhiệm Donald Trump trước khi rời phòng Bầu dục, Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đang xem xét việc áp đặt hạn ngạch và thuế quan để đối phó với "vấn đề lớn" - việc bán phá giá thép từ Trung Quốc và các nước khác.
Đó là kết luận duy nhất có thể được rút ra sau Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Hamburg Đức cuối tuần qua.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.