Tài chính
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% năm 2019
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ra Chỉ thị 01 nêu rõ đường lối phát triển chung cho toàn ngành ngân hàng năm 2019.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của ngành ngân hàng năm 2019 là điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiềm chế lạm phát theo mục tiêu năm 2019 bình quân dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Năm 2019 định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Đẩy mạnh triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020. Ngành ngân hàng phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu khác) dưới 5%. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.
Chỉ thị 01 cũng yêu cầu tập trung xử lý phương án cơ cấu lại 3 ngân hàng mua bắt buộc và ngân hàng TMCP Đông Á, bảo đảm tuân thủ đúng Luật các Tổ chức tín dụng, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và Chính phủ.
Tiếp tục xử lý các tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém, phối hợp chặt chẽ với các Bộ chủ quản trong việc xử lý các tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém có chủ sở hữu, cổ đông lớn là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Xử lý, rà soát các vi phạm về sở hữu chéo, triển khai giải pháp xử lý, tích cực đẩy mạnh thoái vốn của các tổ chức tín dụng tại các doanh nghiệp và thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước khỏi các tổ chức tín dụng.
Yêu cầu các tổ chức tín dụng tích cực rà soát, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định, có giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh, tăng cường, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn theo mục tiêu đề ra.
Nhanh chóng chuẩn bị triển khai chuẩn mực an toàn theo thông lệ Quốc tế (Basel II). Khuyến khích các ngân hàng đủ điều kiện áp dụng quỵ định tỷ lệ an toàn vốn mới đối với ngân hàng trước thời hạn.
Với các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Ngân hàng Nhà nước yêu cầu nâng cao giám sát để phát hiện xử lý kịp thời các sai phạm. Tập trung xử lý các QTDND yếu kém, không có khả năng phục hồi theo Luật các TCTD. Hoàn thiện cơ chế xử lý các QTDND yếu kém, có cơ chế hỗ trợ các ngân hàng thương mại khi tự nguyện tham gia xử lý các QTDND yếu kém. Nghiên cứu, huy động thêm các nguồn lực khác ngoài phương án huy động nguồn lực từ Ngân hàng Hợp tác xã và ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu, ban hành các chế tài đủ mạnh, có tính răn đe để các cán bộ lãnh đạo, nhân viên các QTDND tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật.
Đồng thời, tăng cường quản lý giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, bảo đảm hoạt động đúng theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, NHNN cũng yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, giảm dần thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế; Xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, tạo điều kiện để triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới. Giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, tăng cường công tác an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; áp dụng các tiêu chuẩn an toàn bảo mật thanh toán theo chuẩn quốc tế.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch hành chính với NHNN và giao dịch với tổ chức tín dụng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2019 cải thiện chỉ số Tiếp cận tín dụng tăng ít nhất 1 bậc trên bảng xếp hạng.
Tín dụng tăng trưởng chậm nhưng được sử dụng hiệu quả và phân bổ phù hợp
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.