Tài chính
Tín dụng tăng trưởng chậm nhưng được sử dụng hiệu quả và phân bổ phù hợp
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực là động lực cho tăng trưởng; các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019 diễn ra ngày 9/1, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết trong năm 2018, ngành ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, hoàn thành được các mục tiêu quan trọng đề ra.
Thứ nhất, kiểm soát lạm phát và neo giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp. Năm 2018, lạm phát cơ bản duy trì ổn định, bình quân khoảng 1,48% (năm 2016 là 1,83%, năm 2017 là 1,41%); lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức 3,54% phản ánh điều hành CSTT thời gian qua phù hợp với định hướng kiểm soát lạm phát;
Thứ hai, mặt bằng lãi suất được giữ ổn định. Trong bối cảnh nhiều yếu tố tác động mạnh khiến hầu hết các nước đều phải tăng lãi suất thì việc giữ được ổn định mặt bằng lãi suất của NHNN đã là một thành công; so với các nước Châu Á khác có trình độ phát triển tương đồng như Bangladesh (9,54%), Indonesia (11,07%), Myanmar (13%), Mông Cổ (20%) thì lãi suất Việt Nam chỉ ở mức trung bình.
Thứ ba, tỷ giá biến động không lớn; Mặc dù tỷ giá trong năm qua chịu tác động mạnh của nhiều yếu tố phức tạp khó lường song NHNN đã hạn chế được những tác động này nhờ việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, từng bước theo lộ trình với truyền thông bài bản. Nguồn cung USD trên thị trường ngoại tệ duy trì ổn định với Dự trữ ngoại hối ở mức cao.
“Với cách thức điều hành như vậy, có thể khẳng định chúng ta đã rất thành công trong việc giữ ổn định tỷ giá. So với nhiều đồng tiền khu vực và thế giới bị mất giá mạnh, tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô các nước, thì mức tỷ giá VND/USD hiện nay là phù hợp, duy trì lòng tin đối với đồng Việt Nam”, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.
Thứ tư, tín dụng tăng trưởng hợp lý. Tăng trưởng tín dụng năm 2018 đạt 14%, tốc độ tăng giảm dần so với 3 năm trước đó, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP lại tăng dần, điều này cho thấy tín dụng được sử dụng hiệu quả và được phân bổ phù hợp.
NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực là động lực cho tăng trưởng; các lĩnh vực ưu tiên (như nông nghiệp nông thôn tăng 14,1%, chiếm tỷ trọng 23,86%); Tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.
Thứ năm, công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu được triển khai mạnh mẽ và đạt được kết quả tích cực, theo đúng lộ trình, kế hoạch, đảm bảo ổn định, an toàn, lành mạnh hoạt động của các TCTD.
Vừa qua, NHNN đã có quyết định cho phép 3 ngân hàng (VCB, VIB và OCB) được áp dụng trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, chuẩn mực Basel II phương pháp tiêu chuẩn và đang xem xét áp dụng với 5 TCTD khác, hướng tới năm 2020 sẽ có ít nhất 12-15 TCTD áp dụng thành công Basel II.
Công tác xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm, cả nợ xấu nội bảng, nợ xấu tồn đọng ở VAMC và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu.
Riêng đối với hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, NHNN tiếp tục hoàn thiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ sáu, khuôn khổ pháp lý tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện một bước quan trọng, tạo sự đồng bộ, hiệu quả, khả thi. Trong năm vừa qua, NHNN đã ban hành theo thẩm quyền và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 51 văn bản quy phạm pháp luật với 46 Thông tư... NHNN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Thứ bảy, hoạt động thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh.
Có thể nói lĩnh vực thanh toán đã trải qua một năm đầy sôi động trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng 4.0. Hiện tại, ngành ngân hàng đang tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán đảm bảo phù hợp hơn với bối cảnh số hóa và sự phát triển Fintech, gia tăng tiện ích, tăng cường an toàn bảo mật trong ngành Ngân hàng.
Thứ tám, công tác cải cách hành chính trong toàn hệ thống ngân hàng tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với gần 100 thủ tục hành chính và 80/257 điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa. Đặc biệt, trong năm vừa qua, hệ thống ngân hàng triển khai rất quyết liệt Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 và đạt được kết quả rất tích cực. Về phía các TCTD cũng đã cắt giảm, bãi bỏ nhiều hồ sơ, thủ tục, phí, đảm bảo quy trình nghiệp vụ thuận tiện, nhanh gọn. Nhờ đó, NHNN đã đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (Par Index) các Bộ, ngành trong 3 năm liền; chỉ số “Tiếp cận tín dụng” được Ngân hàng Thế giới xếp hạng ngang với 2 nước đứng đầu trong nhóm ASEAN 4.
Tín dụng ngân hàng tăng 14% trong năm 2018
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.