Tài chính
Ngân hàng thận trọng với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 2023
Theo VNDirect, cân nhắc đến các yếu tố nhu cầu tín dụng thấp hơn, chi phí tín dụng cao hơn và tăng nợ xấu, 10/15 ngân hàng thương mại đã đặt tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 thấp hơn năm 2022.
Trong báo cáo cập nhật kế hoạch kinh doanh ngành ngân hàng năm 2023 mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết hầu hết các ngân hàng thương mại đều đặt mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với hạn mức ban đầu được cấp bởi NHNN.
Cụ thể, ba ngân hàng quốc doanh niêm yết (BIDV, VietinBank, Vietcombank) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong khoảng 10-13% cho năm 2023, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% của NHNN. Thông tư 26 hiệu lực vào cuối năm 2022 đã hạ tỷ lệ LDR của cả BIDV và VietinBank, giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng cho hai ngân hàng này.
Trong khi ACB cẩn trọng đặt mục tiêu 10% tăng trưởng tín dụng, VPBank, VIB và HDBank đặt mức tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ lần lượt là 33%, 25% và 24% cho năm 2023.
Với VPBank, nhóm phân tích cho rằng thương vụ phát hành riêng lẻ 15% gần đây với SMBC sẽ cải thiện CAR của ngân hàng, thúc đẩy tăng tín dụng.
HDBank vẫn còn dư địa để đạt mức tăng tín dụng cao hơn so với các ngân hàng cùng quy mô nhờ tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém và CAR đạt 13,4% tại cuối 2022. Trong khi đó, VIB với chiến lược tập trung vào cho vay bán lẻ tự tin vào kế hoạch tín dụng năm nay.
Dù đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn hạn mức của NHNN, đa phần các ngân hàng đưa ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận rất thận trọng.
Theo VNDirect, cân nhắc đến các yếu tố nhu cầu tín dụng thấp hơn, chi phí tín dụng cao hơn và tăng nợ xấu, 10/15 ngân hàng thương mại đã đặt tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 thấp hơn năm 2022.
Trong đó, ba ngân hàng quốc doanh đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong khoảng 10 - 15% so với cùng kỳ. Các ngân hàng thương mại khác cũng đặt mục tiêu từ 10-17% tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong năm 2023 dù năm trước có thể đạt mức 30-40%.
Tuy nhiên, một số ngân hàng lại đặt kế hoạch tăng trưởng 2023 mạnh mẽ. Đáng chú ý có VPBank với mục tiêu tín dụng đạt 636.000 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế 2023 đạt 24.000 tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ hoặc tăng 53% nếu loại khoản thu nhập bất thường từ phí trả trước bảo hiểm trong 2022).
VNDirect cho rằng cả hai kế hoạch này đều khá tham vọng xét trong bối cảnh nhu cầu còn yếu và tỷ trọng tín dụng cao với nhóm bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng.
Sacombank là một trong số những cái tên nổi bật trong ngành, với kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận cao bất kể những khó khăn hiện tại. Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.
Động lực tăng trưởng của ngân hàng này đến từ việc NIM có thể cải thiện lên mức 4% trong do dự phòng sẽ không còn là áp lực lớn khi ngân hàng đã ghi nhận phần lớn dự phòng vào năm ngoái.
Nhìn chung, kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2023 của những ngân hàng này cho thấy sự tự tin của ban lãnh đạo về triển vọng ngành ngân hàng, một tín hiệu tích cực trong bối cảnh hiện tại.
Về kế hoạch tăng vốn/sáp nhập, bất chấp tình hình thị trường khó khăn hiện tại, Vietcombank đã công bố kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ cho các nhà đầu tư tài chính trong năm 2023 để cải thiện CAR 2 - 2,5%, giúp cải thiện hạn mức tăng trưởng tín dụng.
Người nhà lãnh đạo PGBank thoái sạch vốn khỏi ngân hàng
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Bảng giá vàng hôm nay 4/5: Dự báo giá vàng tuần tới 5-9/5/2025
Giá vàng đã giảm hai tuần liên tiếp. Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy xu hướng tiếp tục đi xuống khi thị trường dồn sự chú ý vào Fed và diễn biến đàm phán Mỹ – Trung.
Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam
Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.
Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng
Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.