Ngân hàng trong thế hệ Millennials

Hoài An Thứ sáu, 05/10/2018 - 09:22

Xu hướng tiêu dùng và thanh toán mới của thế hệ mới đang buộc các ngân hàng truyền thống phải thay đổi nhưng cũng mang lại cơ hội cho những công ty trung gian tài chính vươn lên.

Bước xuống sân bay Nội Bài, chị Linh mừng rỡ gặp lại Huy, cậu em trai kém mình 15 tuổi và gia đình sau nhiều năm làm việc tại miền Nam. Chị có chuyến công tác ngoài này nên tranh thủ thời gian về thăm gia đình.

Lòng vòng quanh Hà Nội ngày hôm sau với cậu em trai, Linh thấy thủ đô bây giờ không khác hình ảnh cuối cùng trong kí ức của chị là mấy, dù có hiện đại và nhộn nhịp hơn.

Tranh thủ mua chút đồ làm quà cho đồng nghiệp miền Nam, chị Linh đứng trước quầy thanh toán bỗng loay hoay 1 lúc vì số tiền mặt trong ví không đủ. May sao, cậu em trai đã nhanh tay “cứu cánh” chỉ với chiếc điện thoại di động.

Không rành về công nghệ, nói chuyện với em trai chị Linh mới hiểu, giới trẻ ngày nay đi đâu cũng không cần nhiều tiền mặt, thậm chí là thẻ ngân hàng bởi chỉ cần một ứng dụng được kết nối với tài khoản, mọi chi phí đều có thể được thanh toán dễ dàng.

Sinh năm 1990, khác với chị mình, Huy thuộc thế hệ Millennials, những người lớn lên cùng với sự phát triển của thời đại kỹ thuật số và công nghệ.

Một thế hệ sành công nghệ, tiết kiệm và đa nghi hơn

Theo tổ chức nghiên cứu Kantar Worldpanel, Millennials - thế hệ sinh ra trong khoảng năm 1980 đến 1998, hiện chiếm 32% dân số thế giới. Tại Việt Nam, thế hệ này cũng tỏ ra áp đảo về số lượng khi chiếm tới 35% tổng dân số, tương đương khoảng 33 triệu người.

Ngân hàng trong thế hệ Millennials

Không giống với những thế hệ trước bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của chiến tranh và khủng hoảng kinh tế, Millennials được biết tới là một thế hệ đầy năng động và được thừa hưởng rất nhiều những thành tựu công nghệ.

Việc dễ dàng tiếp cận thông tin và tri thức toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến cách tư tưởng, lối sống cũng như kỳ vọng hoàn toàn khác biệt của các Millennials so với cha mẹ, ông bà mình.

Tất nhiên, quan điểm về tiêu dùng, mua sắm của thế hệ mới này cũng rất khác biệt.

“Đây là thế hệ của những người tiêu dùng am hiểu công nghệ”, Kantar World Panel đánh giá.

“Những nền tảng trực tuyến hội tụ nhiều nguồn thông tin và xu hướng tác động trực tiếp đến họ mỗi ngày. Với việc chuyển đổi sang các kênh truyền thông có độ tương tác cao thay vì các kênh truyền thống, Millennials sẵn sàng chia sẻ quan điểm, nhận xét về bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào họ muốn”.

Cùng với việc có quá nhiều thông tin, thế hệ này cũng trở nên chọn lọc và đa nghi hơn đối với các quảng cáo hoặc cam kết từ nhà sản xuất. Thực tế, xác thực và tạo cảm xúc chính là cách giao tiếp hiệu quả nhất để thu hút họ”, báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường chỉ rõ.

Song song với Millennials, những người sinh ra kể từ nửa sau những năm 1990 (thế hệ Z) cũng tiếp nhận những hành vi mua sắm tương tự. Ra đời khi thời đại Internet bùng nổ, thế hệ Z tìm kiếm kỹ các thông tin của hàng hóa trên các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội.

Không chỉ trở thành thế hệ có nhiều người lớn nhất, thế hệ Z cũng sở hữu những người được giáo dục tốt nhất và có khả năng thừa hưởng nhiều tài sản hơn bất kỳ thế hệ trước nào.

Theo ước tính của Vision Critical, thế hệ Z sẽ trực tiếp tiêu dùng 200 tỷ USD trong năm nay và ảnh hưởng lên các khoản tiêu dùng của cha mẹ trị giá khoảng 600 tỷ USD. Tại Việt Nam, thế hệ Z chiếm khoảng 1/7 dân số, tương đương hơn 14,4 triệu người.

Thói quen tiêu dùng mới

Những khác biệt từ xuất phát điểm của thệ hệ Milennials và Z khiến hành vi tiêu dùng của họ thay đổi so với thế hệ trước. Khi người tiêu dùng thay đổi, các nhà sản xuất cũng phải chuyển mình.

Ngân hàng trong thế hệ Millennials 1
Sinh ra giữa thời kì bùng nổ Internet và công nghệ, những người trẻ hiện nay có lối sống và tiêu dùng rất khác

Theo phân tích của The Center for Generational Kinetics, thế hệ Z có xu hướng tiếp cận nhiều hơn với những giải pháp mang lại sự tiện lợi nhất, nhiều cơ hội nhất và ít bị hạn chế nhất. Có tới gần 1 nửa số người thuộc thế hệ này sở hữu một ứng dụng tiền hoặc thanh toán trên điện thoại và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại.

Điều này tạo ra một thị trường màu mỡ cho các ngân hàng khi được tiếp cận và tạo ra những mối quan hệ khách hàng có thể kéo dài hàng thập kỷ.

Đó là lý do vì sao các ngân hàng đang hướng tới đối tượng này thông qua cung cấp mở rộng tài nguyên kỹ thuật số, các chương trình giáo dục tài chính, sự hiện diện và sản phẩm truyền thông xã hội nhằm hỗ trợ đối tượng này trong việc đưa ra các quyết định lớn trong cuộc sống.

Sở thích và hoạt động của thế hệ này là ưu tiên cao đối với các ngân hàng trong bối cảnh tương lai ngân hàng phụ thuộc vào cách tiếp cận những người đã quen thuộc với thiết bị di động, hiểu biết về công nghệ và được dẫn dắt bởi sự tiện lợi.

Các nhà bán lẻ thì cho thấy sự cập nhập xu hướng nhanh hơn ngân hàng. Vào tháng 5 vừa qua, Amazon cho biết cha mẹ có thể tạo tài khoản Prime cho con của mình, được lồng trong tài khoản của chính họ mà không mất thêm chi phí.

Điều này không tạo ra mối đe dọa trực tiếp cho ngân hàng truyền thống mà cho thấy xu hướng mới tập trung vào thế hệ Z.

Với các ngân hàng nặng tính truyền thống hơn, hoạt động dựa vào việc người dùng mang tiền đến gửi định kỳ hoặc cho vay thế chấp, nay quan tâm nhiều hơn tới mảng bán lẻ. Mô hình này đã hoạt động rất nhiều năm trong quá khứ và giờ đây đang được đặt cược vào tương lai.

Đặc biệt là khi rất nhiều người trong thế hệ Millennials và Z đã lớn lên ở giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Họ hiểu ra tác hại của những khoản nợ đại học hay nợ mua nhà, vì vậy luôn có khuynh hướng phản đối nợ và tiết kiệm hơn.

Theo báo cáo của TransUnion, 83% thanh thiếu niên độ tuổi 13-17 đang tích cực tiết kiệm, một con số thách thức bất kỳ quan niệm nào cho rằng thanh thiếu niên vô trách nhiệm và không tập trung vào tương lai tài chính.

Điều này khiến các tổ chức tài chính gặp khó khăn hơn trong việc khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu bằng những tấm séc hay thẻ tín dụng. Thay vào đó, việc phát triển các ứng dụng giúp quản lý tiền và đáp ứng các mục tiêu tài chính cá nhân được coi là hướng đi phù hợp hơn.

Thậm chí, ở cấp độ cao hơn, để đáp ứng nhu cầu tài chính và lối sống của thế hệ Z, các ngân hàng sẽ phải phát triển các ứng dụng theo phân khúc tiền của họ cũng như các hình thức đầu tư khác nhau, kể cả tiền ảo.

Ngân hàng trong thế hệ Millennials 2
Tương lai ngân hàng phụ thuộc vào cách tiếp cận những người đã quen thuộc với thiết bị di động và hiểu biết về công nghệ. Ảnh: Asian Correspondent

Mô hình ngân hàng tất cả trong một

Mục tiêu cuối cùng mà các ngân hàng hướng đến, đó vẫn là kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn. Với tương lai của tiêu dùng toàn cầu nằm ở thế hệ Millennials và thế hệ Z, việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ này là mục tiêu hàng đầu.

Thay vì hàng loạt công cụ thanh toán phức tạp như trước, ngày nay, bất kỳ tổ chức tài chính nào cũng muốn một phương tiện “tất cả trong một”. Người tiêu dùng có thể làm mọi thứ chỉ các thông qua một vật dụng duy nhất là chiếc điện thoại di động.

Việc sử dụng di động trong cuộc sống hàng ngày không những là thói quen mà đã dần trở thành phong cách sống của thế hệ mới này. Thế hệ Z hoàn toàn có thể trở thành những người đầu tiên “khai tử” ngân hàng trực tuyến và thực hiện toàn bộ giao dịch trên thiết bị di động.

Minh chứng rõ ràng nhất của sự “lên ngôi” thanh toán di động chính là giới trẻ Trung Quốc. Giao dịch tiền mặt gần như bị loại bỏ hoàn toàn khi ngân hàng kết hợp với các gã khổng lồ điện tử đưa ra ứng dụng thanh toán, giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn rất nhiều.

Chỉ cần 1 ứng dụng, một mã QR là gần như toàn bộ các loại chi phí đều có thể được thanh toán tại gần hết các điểm mua hàng, từ cửa hàng đến các quán ăn ven đường.

Các ngân hàng sẽ phải làm việc rất tích cực để theo kịp xu hướng này. Thay vì chỉ ngồi ở phòng giao dịch và chờ người tiêu dùng đến gửi tiền, giờ đây, ngân hàng còn phải tìm tới các doanh nghiệp, các hãng taxi, nhà hàng để liên kết họ vào chung hệ thống thanh toán của mình.

Bên cạnh việc phải dè chừng lẫn nhau, ngân hàng còn đối đầu với các công ty công ty tài chính công nghệ (fintech) hay các hãng công nghệ khổng lồ luôn muốn gói gọn người tiêu dùng vào trong hệ sinh thái của mình. Đó là Momo, Zalo Pay trong nước hay Apple, Samsung trên toàn cầu.

Dù sao, đó cũng chỉ là chuyện giữa các công ty, ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính. Còn với người tiêu dùng như chị Linh, sự thay đổi của các ngân hàng đã mang đến những tiện ích không ngờ. Một chiếc điện thoại, vài tiếng ‘tít’, và tất cả đều ổn thỏa.

VPBank mới đây đã ra mắt một mô hình ngân hàng số tích hợp có tên “YOLO”. Không chỉ tích hợp đầy đủ dịch vụ tài chính, thanh toán, YOLO hướng tới các dịch vụ tiện ích khác như giải trí, gọi xe taxi, đặt chỗ trước tại các nhà hàng cũng như theo dõi tin tức, thông qua hàng ngàn đơn vị liên kết.

Phát hành hàng triệu thẻ ngân hàng mỗi năm nhưng 90% chi tiêu của người Việt vẫn là tiền mặt

Phát hành hàng triệu thẻ ngân hàng mỗi năm nhưng 90% chi tiêu của người Việt vẫn là tiền mặt

Tài chính -  6 năm
Thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam hiện chưa đầy 5%, kém xa các nước trong khu vực như Malaysia là 89%, Thái Lan là gần 60%, Trung Quốc là hơn 26%, theo số liệu của World Bank.
Phát hành hàng triệu thẻ ngân hàng mỗi năm nhưng 90% chi tiêu của người Việt vẫn là tiền mặt

Phát hành hàng triệu thẻ ngân hàng mỗi năm nhưng 90% chi tiêu của người Việt vẫn là tiền mặt

Tài chính -  6 năm
Thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam hiện chưa đầy 5%, kém xa các nước trong khu vực như Malaysia là 89%, Thái Lan là gần 60%, Trung Quốc là hơn 26%, theo số liệu của World Bank.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát tăng trưởng tín dụng

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát tăng trưởng tín dụng

Tài chính -  6 năm

Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải được kiểm soát phù hợp với khả năng huy động vốn và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được giao, văn bản mới nhất của NHNN nêu.

'Nói ngân hàng siết tín dụng khiến bất động sản bị thắt chặt là không chính xác'

'Nói ngân hàng siết tín dụng khiến bất động sản bị thắt chặt là không chính xác'

Bất động sản -  6 năm

Ngân hàng Nhà nước đang có nhiều động thái quyết tâm siết lại tín dụng đổ vào bất động sản. Và theo đại diện của tổ chức này, hành động trên mang lại rất nhiều lợi ích mà không hề gây một chút bất lợi nào cho thị trường bất động sản.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Tài chính -  4 ngày

Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.

Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn

Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn

Tài chính -  6 ngày

Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Tài chính -  1 tuần

Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.

Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội

Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội

Tài chính -  1 tuần

Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  43 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.