Ngành chăm sóc sức khỏe 'miễn nhiễm' với lạm phát

Trần Anh Thứ hai, 18/07/2022 - 09:30

Bất chấp rủi ro về lạm phát và suy thoái kinh tế, ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định trong giai đoạn tới, khi nhu cầu khám chữa bệnh, giá thuốc, viện phí đều tăng trong khi chi phí đầu vào tăng với tốc độ chậm hơn nhiều.

Những năm qua, thị trường ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang tăng nhanh chóng, tổng chi tiêu từ 16,1 tỷ đô vào năm 2017 lên 20 tỷ đô vào năm 2020. Trong đại dịch Covid-19, ngành chăm sóc sức khỏe lại càng có nhiều cơ hội phát triển khi nhu cầu y tế và ý thức về chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao.

Khi dịch Covid -19 tạm lắng xuống, ngành chăm sóc sức khỏe tiếp tục có lợi khi là một trong những ngành ít bị ảnh hưởng nhất trước cơn bão lạm phát, khi gần như không bị tác động trước sự gia tăng của chi phí, giá năng lượng và giá hàng hóa. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời kỳ suy thoái kinh tế, đặc biệt năm 2020 và 2021 đã tạo mức nền so sánh thấp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Ngay cả trong giai đoạn kích cầu nền kinh tế, các yếu tố như gói kích thích đầu tư công, các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp hoặc chi phí vay tăng lên gần như không tác động tới ngành chăm sóc sức khỏe.

Báo cáo mới đây của công ty chứng khoán SSI nhận định, sau 6 tháng đầu năm thuận lợi, dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao trong nửa cuối năm 2022. SSI Research ước tính tăng 13% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này được hỗ trợ bởi 3 yếu tố lớn.

Thứ nhất, mức nền so sánh về lợi nhuận thấp của năm ngoái do ảnh hưởng của giãn cách xã hội trên toàn quốc tới lượt thăm khám tại bệnh viện cũng như lượt khách tại các cửa hàng thuốc.

Thứ hai, thiếu hụt nguồn cung thuốc do quy trình đăng ký thuốc hiện bị siết chặt, các công ty tận dụng tình hình này để điều chỉnh giá thuốc bù lại chi phí tăng và cải thiện lợi nhuận sản phẩm.

Thứ ba, nhu cầu chăm sóc sức khỏe chuyển dịch nhanh hơn từ bệnh viện công sang bệnh viện tư, dưới áp lực lương thấp, rủi ro sức khỏe và rủi ro pháp lý cao, và cơ sở vật chất yếu kém trong khu vực công.

Triển vọng lợi nhuận tích cực của ngành chăm sóc sức khoẻ còn được dự báo kéo dài sang năm 2023, bất chấp kịch bản kinh tế suy thoái.

Một trong những yếu tố hỗ trợ tích cực cho ngành này theo đánh giá của SSI Research là việc mở rộng nhanh chóng chuỗi cửa hàng bán lẻ thuốc tại Việt Nam như Long Châu, An Khang và Pharmacity để kích cầu thuốc.

Ngoài ra, viện phí có khả năng tăng đáng kể trên toàn quốc, do Chính phủ có thể điều chỉnh tăng viện phí và lệ phí bệnh viện công để tạo điều kiện cho các bệnh viện công duy trì hoạt động và giữ chân bác sĩ.

Không những vậy, môi trường cạnh tranh trở nên thuận lợi hơn cho các bệnh viện tư nhân và các công ty dược phẩm, khi các quy định được thắt chặt hơn, giá cả được định hướng thị trường hơn với sự ưu tiên dành cho các công ty sản xuất thuốc và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Với mức tăng trưởng kỳ vọng trên, nhu cầu chăm sóc sức khỏe có thể vượt qua mức trước Covid-19 vào năm 2023.

Công ty chứng khoán này nhận định biên lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ đạt mức đỉnh vào năm 2023 khi giá thuốc, viện phí tăng lên trong khi chi phí đầu vào tăng với tốc độ chậm hơn nhiều.

Sau khi đạt đỉnh, tỷ suất lợi nhuận của ngành được dự báo có thể duy trì khá ổn định trong giai đoạn sau do sẽ không có biến động đáng kể nào xảy ra. Định giá của ngành chăm sóc sức khoẻ cũng sẽ khả quan nhờ sự hỗ trợ của lợi nhuận tăng trưởng tốt và cơ cấu cổ đông hợp lý trong các công ty chăm sóc sức khỏe.

Việt Nam nhập khẩu lạm phát ở mức độ nào?

Việt Nam nhập khẩu lạm phát ở mức độ nào?

Tiêu điểm -  2 năm
Với độ mở lớn, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng nhập khẩu lạm phát và sẽ ngày càng trầm trọng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao.
Việt Nam nhập khẩu lạm phát ở mức độ nào?

Việt Nam nhập khẩu lạm phát ở mức độ nào?

Tiêu điểm -  2 năm
Với độ mở lớn, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng nhập khẩu lạm phát và sẽ ngày càng trầm trọng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao.
ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  56 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.