Tiêu điểm
Ngành dược phẩm kỳ vọng phục hồi trong năm 2022
Báo cáo phân tích của SSI Research kỳ vọng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ phục hồi và tăng trưởng 13% so với năm ngoái. Đồng thời dự đoán tác động từ dịch Covid-19 sẽ ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí mang lại một số lợi ích tích cực.
Trong năm 2021, doanh thu ngành dược phẩm giảm sút do giãn cách xã hội kéo dài trong các đợt bùng dịch Covid-19 thứ 3 và thứ 4 tại Việt Nam. Ước tính tổng doanh thu của ngành dược phẩm Việt Nam cả năm giảm 6% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ tăng 2% và tại kênh bệnh viện giảm 14%.
Báo cáo phân tích ngành dược của SSI Research nhận định, việc áp dụng giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại các tỉnh thành, đặc biệt là khu vực miền Nam đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động cung ứng và phân phối của các công ty dược phẩm.
Các bệnh viện bị buộc phải chuyển đổi thành trung tâm điều trị Covid-19, khiến doanh thu đấu thầu thuốc giảm mạnh, trong khi kênh bệnh viện hiện chiếm tới hơn 60% nhu cầu dược phẩm.
Bên cạnh đó, các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) thường xuyên trong tình trạng quá tải, còn các bệnh nhân Covid-19 hầu hết đang phải miễn phí điều trị hoặc tính mức phí tương đối thấp.
Các công ty dược phẩm cũng khó hưởng lợi từ vaccine hoặc thuốc điều trị Covid-19 khi hiện tại mới chỉ có vài công ty ngoài Bộ Y tế thực hiện hoạt động nhập khẩu vaccine với lý do thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đang bắt đầu cho phép nhiều công ty dược phẩm khác trong nước đăng ký sản xuất thuốc điều trị dựa trên bản quyền thuốc được nhượng lại gần đây từ Pfizer và MSD.
Theo ước tính, doanh thu năm 2021 của các công ty chăm sóc sức khỏe niêm yết trong nước đạt 14.800 tỷ đồng, giảm 1,8% so với cùng kỳ. Tổng lợi nhuận ròng đạt 2.030 tỷ đồng, tăng 10,5%.
Mặc dù doanh thu đi ngang do nhu cầu chăm sóc sức khỏe giảm sút, nhưng lợi nhuận ròng vẫn tăng trưởng tương đối tốt khi các công ty cắt giảm chi phí và giảm mức chiết khấu bán hàng trong năm.
Sang năm 2022, SSI Research kỳ vọng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ phục hồi và tăng trưởng 13% so với 2021. Đồng thời dự đoán tác động từ dịch Covid-19 sẽ ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí mang lại một số lợi ích tích cực.
Cụ thể, tỷ lệ người dân sẽ đến thăm khám tại bệnh viện về mức bình thường và nhóm dược phẩm sẽ có thêm phần doanh thu đáng kể từ các dòng thuốc hạ sốt và vitamin (được sử dụng thường xuyên để điều trị các triệu chứng nhẹ). Đặc biệt, nhiều công ty dược Việt Nam đã nhận công thức sản xuất thuốc điều trị Covid-19 do Pfizer và MSD chuyển giao và có thể sớm thương mại hóa trong năm nay.
Báo cáo của SSI Research ước tính lợi nhuận của các công ty chăm sóc sức khỏe sẽ tăng 15% so với cùng kỳ, nhờ doanh thu tăng trưởng 12% và tăng giá các dịch vụ khám chữa bệnh và thuốc men từ 4 - 6%.
Việc tăng giá được giải thích là tất yếu do các công ty dược phẩm đã phải ứng phó với việc giá nguyên liệu (API) tăng cao, còn các bệnh viện phải đối mặt với nhiều chi phí hoạt động đắt đỏ trong hai năm qua.
Đối với nhóm các công ty dược phẩm, báo cáo phân tích cho rằng kết quả kinh doanh có thể tích cực ngay trong nửa đầu năm 2022 khi người dân dự trữ thuốc cho biến thể Omicron mới, còn nhóm các bệnh viện phải chờ sự phục hồi trong nửa cuối năm 2022.
AstraZeneca đầu tư 2.000 tỷ đồng để sản xuất dược phẩm tại Việt Nam
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.