Phát triển bền vững

Ngành nào tiên phong chuyển đổi xanh

Phạm Sơn Thứ hai, 29/07/2024 - 18:55

Các đơn vị nhiệt điện, sản xuất sắt thép và xi măng có mức phát thải lớn sẽ được phân bổ hạn ngạch khí thải trong thời gian tới, cũng là nhóm ngành cần phải đi đầu trong các giải pháp cắt giảm khí thải nhà kính.

Sắt thép, xi măng và điện than có thể sẽ là những lĩnh vực bị áp hạn ngạch phát thải đầu tiên. Ảnh: Hoàng Anh

Theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và môi trường, trong giai đoạn 2025 – 2026, hạn ngạch phát thải khí nhà kính sẽ được phân bổ tới khoảng 200 cơ sở sản xuất có mức xả thải lớn, thuộc ba lĩnh vực là nhiệt điện, sản xuất xi măng và sản xuất sắt thép.

Khi bị áp hạn ngạch, các đơn vị này sẽ có hai trách nhiệm bắt buộc là kiểm kê khí thải nhà kính và lên kế hoạch giảm nhẹ cường độ phát thải sao cho nằm trong mức hạn ngạch cho phép. Nếu phát thải quá hạn ngạch, doanh nghiệp sở hữu cơ sở phát thải sẽ phải chịu phạt.

Nói cách khác, nếu đề xuất của Bộ Tài nguyên và môi trường được thực hiện, 200 cơ sở sản xuất thuộc ba lĩnh vực kể trên sẽ là những đơn vị tiên phong thực hiện trách nhiệm kiểm kê và cắt giảm lượng phát thải.

Trên thực tế, không ít doanh nghiệp ở những lĩnh vực đó đang triển khai nhiều giải pháp giảm nhẹ cường độ phát thải, đem lại cả hiệu quả môi trường và giá trị kinh tế.

Chẳng hạn, Thép Hòa Phát ứng dụng công nghệ tận dụng nhiệt lượng dư thừa để tiết giảm khí thải từ đốt lò nung, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. Hay Xi măng Bỉm Sơn trang bị các hệ thống lọc bụi, cân bằng định lượng để hạn chế bụi thải, Xi măng VICEM tận dụng bùn thải sản xuất xi măng.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), Đại học Quốc gia TP.HCM, các giải pháp giảm nhẹ khí thải ban đầu có thể tương đối đơn giản nhưng chỉ hiệu quả trong một mức độ nhất định.

Ở cấp độ cao hơn, doanh nghiệp bắt buộc phải ứng dụng công nghệ mới, thậm chí là thay đổi cả dây chuyền sản xuất, đầu tư lại cơ sở vật chất, đòi hỏi chi phí không nhỏ. Đây là thách thức khiến việc giảm nhẹ cường độ phát thải không hề dễ dàng đối với phần đông doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Quân, những doanh nghiệp bị áp hạn ngạch khí thải trong giai đoạn đầu là doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn. “Doanh nghiệp phát thải lớn thì chắc chắn sẽ có quy mô, nguồn lực tương xứng”, ông Quân nói với TheLEADER.

Chính vì vậy, vị chuyên gia nhận xét, giảm nhẹ cường độ phát thải thông qua những giải pháp công nghệ, kỹ thuật toàn diện không phải là quá mức khó khăn đối với nhóm doanh nghiệp này.

“Nếu họ không thực sự thay đổi thì rất đáng tiếc cho những doanh nghiệp lớn mà không chịu nắm bắt xu thế”, ông Quân nói.

Trên thực tế, cho dù không bị áp hạn ngạch phát thải thì nhóm doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kể trên cũng phải thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ cường độ xả thải, bởi cả ba lĩnh vực đều nằm trong điều chỉnh của cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU).

Không cứ phải xuất khẩu sang châu Âu mới phải tuân thủ CBAM bởi chính sách này hướng đến kiểm soát lượng phát thải trung bình trên mỗi sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Tức là doanh nghiệp sẽ sớm bị loại bỏ khỏi chuỗi cung ứng có liên quan đến thị trường EU nếu không có giải pháp kiểm kê và cắt giảm phát thải khí nhà kính.

Còn trong khuôn khổ hạn ngạch, doanh nghiệp nỗ lực nhiều hơn, có giải pháp giảm phát thải hiệu quả hơn để cường độ khí thải thấp hơn hạn ngạch có thể sử dụng phần hạn ngạch còn thừa để trao đổi trên thị trường tín chỉ carbon bắt buộc.

Tín chỉ carbon là một khoản tài chính bổ sung, dù có thể không nhiều nhưng tiếp thêm nguồn lực cho doanh nghiệp theo đuổi các giải pháp bền vững. Bên cạnh đó, ông Quân nhìn nhận, nhiều cơ hội lớn sẽ mở ra cho doanh nghiệp cắt giảm khí thải bài bản và hiệu quả, như các khoản đầu tư, tài trợ quốc tế hay sự ưu ái từ phía chính sách.

Bên cạnh lĩnh vực điện than, sắt thép và xi măng, một số doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực khác có thể sẽ dẫn dắt cuộc chuyển đổi xanh của Việt Nam, trong đó có ngành nông nghiệp.

Viện trưởng ICED lý giải, nông nghiệp có nhiều tiềm năng để giảm phát thải thông qua phương pháp canh tác hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng bởi đòi hỏi các chủ thể liên quan phải có giải pháp tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn để bà con nông dân nâng cao nhận thức và năng lực.

Những doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước cũng sẽ là một động lực quan trọng để tiên phong thúc đẩy chuyển đổi xanh. Trong bối cảnh hiện tại, nguồn lực doanh nghiệp tư nhân chỉ có hạn và phải vất vả lo bài toán cạnh tranh, đòi hỏi nguồn lực từ phía Nhà nước dẫn dắt để tạo ra hiệu ứng lan tỏa, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải.

Gỡ nút thắt cho hàng tỷ USD vốn ‘xanh’

Gỡ nút thắt cho hàng tỷ USD vốn ‘xanh’

Phát triển bền vững -  1 tháng

Kiện toàn khung pháp lý là điều kiện tiên quyết để các hình thức huy động vốn vào dự án mang tính phát triển bền vững được khơi thông, tiếp sức cho doanh nghiệp trên hành trình thực hành ESG, hướng đến phát thải ròng bằng 0.

Thế khó của doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững

Thế khó của doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  3 tháng

Tiên phong đáp ứng những tiêu chuẩn bền vững khiến doanh nghiệp tiêu tốn chi phí, mất năng lực cạnh tranh, còn nếu chậm chuyển đổi, doanh nghiệp lại bị tụt hậu và khó đáp ứng được thị trường.

Truyền thông thế nào về phát triển bền vững?

Truyền thông thế nào về phát triển bền vững?

Diễn đàn quản trị -  3 tháng

Trong thời đại mới, hoạt động truyền thông, quảng cáo không chỉ nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà còn hướng đến xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp “thân thiện” với môi trường và xã hội.

Cắt giảm khí thải là năng lực cạnh tranh mới

Cắt giảm khí thải là năng lực cạnh tranh mới

Phát triển bền vững -  1 năm

Doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn đối tác có giải pháp bền vững hơn để xanh hóa chuỗi cung ứng. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng của đối tác nếu không có các nỗ lực giảm nhẹ cường độ phát thải.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  11 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  14 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều