Tài chính
Nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ các thương vụ M&A
Trong những năm qua, nguồn ngoại tệ dồi dào từ các thương vụ M&A mà nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào doanh nghiệp trong nước đã góp phần tạo nên mức dự trữ ngoại hối kỷ lục của Việt Nam.
Tập đoàn Masan vừa công bố thương vụ M&A trị giá 410 triệu USD với Tập đoàn SK của Hàn Quốc. Đây là giao dịch inbound (nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào Việt Nam) đáng chú ý nhất từ đầu năm đến nay.
Cụ thể, SK sẽ chi hơn 9.400 tỷ đồng mua lại hơn 16,2% cổ phần của công ty VCM, công ty mẹ của VinCommerce, doanh nghiệp sở hữu và vận hành hệ thống siêu thị Vinmart. Tập đoàn Masan đã tiếp quản lại hệ thống Vinmart từ tập đoàn VinGroup vào cuối năm 2019 với khoảng 3.000 điểm bán hàng trên cả nước.
Cả Masan và SK đều là những ông vua M&A với lịch sử thực hiện các giao dịch mua cổ phần kiểm soát nhiều công ty trong mọi lĩnh vực. Trước thương vụ này, SK đã chi 470 triệu USD để nắm giữ trực tiếp hơn 9% cổ phần của Masan Group vào năm 2018. Ngoài ra SK còn nắm giữ hơn 6% cổ phần VinGroup, hơn 5% cổ phần PVOil…
Giao dịch M&A này nối dài các thương vụ inbound quy mô lớn tại thị trường Việt Nam, đặc biệt được thực hiện bởi các tập đoàn tư nhân thay vì bán cổ phần công ty nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2017 như thương vụ bán 53% cổ phần Sabeco với giá trị 5 tỷ USD.
Trong những năm qua, nguồn ngoại tệ dồi dào từ các thương vụ M&A inbound, cùng với kết quả thặng dư các cân đối thương mại và đầu tư và từ kiều hối là cơ sở tạo nên mức dự trữ ngoại hối kỷ lục của Việt Nam.
Gần đây, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến cuối năm 2020 đã đạt 94,8 tỷ USD, đánh dấu chuỗi gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2016. IMF dự báo của quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021, dự kiến đạt 113,7 tỷ USD.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore ghi dấu trong các giao dịch M&A inbound với nhiều thương vụ lớn đầu tư vào Masan, VinGroup (VinHomes), Vinamilk và đặc biệt là các ngân hàng Việt Nam.
Thương vụ lớn nhất diễn ra gần đây là KEB Hana Bank đã chi hơn 800 triệu USD để mua 15% cổ phần của BIDV, một trong 3 ngân hàng TMCP nhà nước và là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống năm 2019.
Hoạt động đầu tư trên toàn cầu có xu hướng giảm đáng kể do các tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, các giao dịch M&A tại Việt Nam được dự báo tiếp tục sôi động trong giai đoạn 2021 - 2022.
Theo dự báo của Viện nghiên cứu Đầu tư Mua bán và Sáp nhập CMCA, thị trường M&A có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn trở lại với giá trị 7 tỉ USD vào năm 2022. Trong đó, các giao dịch M&A inbound với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
SK Group chi 410 triệu USD mua 16% cổ phần VinCommerce
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.