Tiêu điểm
Nguy cơ bị Mỹ áp thuế, ngành gỗ chủ động đối sách thích ứng
Chính sách thuế của Hoa Kỳ tiềm ẩn rủi đối với xuất khẩu gỗ và nội thất Việt Nam nhưng vẫn có những cơ hội đan xen nếu doanh nghiệp chủ động thích ứng.

Ngành gỗ Việt Nam ghi dấu ấn với kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 16,2 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước, vượt kỷ lục năm 2022. Sản phẩm gỗ và nội thất Việt đã hiện diện tại hơn 160 quốc gia, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới khiến ngành gỗ lạc quan đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 vượt 18 tỷ USD và đạt 25 tỷ USD năm 2030.
Tuy nhiên, những ẩn số bất lợi xuất hiện mới đây đang đe doạ mục tiêu của ngành gỗ. Cụ thể, khi trở lại Nhà Trắng để bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã công bố kế hoạch thuế nhập khẩu đối ứng.
Không lâu sau đó, Bộ Thương mại nước này đã mở cuộc điều tra về hoạt động nhập khẩu gỗ xẻ với khả năng áp thuế 25% với loại nguyên liệu và thành phẩm.
Hoa Kỳ được biết đến là thị trường lớn, chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2025, các năm trước đó cũng duy trì ở mức trên 50%. Do đó, việc Hoa Kỳ thay đổi chính sách thuế được xem như “cú sốc” tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam.
Ngoài ra, ngành này cũng đang có sự chênh lệch thương mại khá lớn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Theo Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Việt Nam xuất khẩu hơn 9,4 tỷ USD đồ gỗ sang Mỹ năm 2024, nhưng chỉ nhập khẩu khoảng 380 triệu USD nguyên liệu từ nước này, tức xuất siêu 9 tỷ USD.
Trong khi đồ gỗ nội thất Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ phần lớn hưởng thuế 0%, chỉ có tỷ lệ nhỏ ván chịu thuế 8%. Ngược lại, hàng hoá cùng ngành của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam có loại chịu thuế từ 20% - 25%.
Với sự chênh lệch về kim ngạch và thuế như vậy, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đánh giá đây là mức mất cân đối khá cao.
"Chính sự mất cân đối về kim ngạch và thuế dẫn đến nguy cơ Việt Nam bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng tương đương. Nếu điều đó xảy ra sẽ khiến các sản phẩm gỗ, nội thất Việt Nam gặp bất lợi vì kém sức cạnh tranh, khách hàng tìm nguồn hàng từ thị trường khác", ông Hưng nói tại Diễn đàn ngành gỗ và nội thất Việt Nam được tổ chức mới đây.
Chủ động thích ứng
Trước nguy cơ bị áp thuế từ thị trường Hoa Kỳ, cơ quan quản lý và doanh nghiệp ngành gỗ đã chủ động có đối sách thích ứng.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, nhận thấy có sự chênh lệch nên hiệp hội đã kiến nghị các bộ, ngành xem xét giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, sản phẩm gỗ từ Hoa Kỳ để tránh nguy cơ bị áp thuế đối ứng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tăng mua gỗ tròn, gỗ xẻ từ Hoa Kỳ, giúp kéo giảm thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp đảm bảo tính hợp pháp khi xuất khẩu vào nước này.
“Thực tế, Việt Nam hiện là nhà tiêu thụ gỗ tròn, gỗ xẻ lớn thứ hai của Hoa Kỳ chỉ sau Trung Quốc”, ông Hoài nói thêm.
Được biết đến là nhà xuất khẩu đồ gỗ nội thất khá lớn qua thị trường Hoa Kỳ, ông Ngô Chơn Trí, Giám đốc vận hành Yes4All cho biết, doanh nghiệp giữ nguyên mục tiêu doanh thu 94 triệu USD từ thị trường này trong năm nay. Kịch bản tăng thuế nếu bị áp dụng sẽ khiến giá bán của Yes4All cao hơn, nhưng doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị.
Theo ông Trí, Yes4All đang quan sát, phối hợp cùng các nhà sản xuất để đưa ra các sản phẩm tiêu với mức giá hợp lý nhưng vẫn chất lượng.
Dưới góc độ của cơ quan quản lý, ông Hưng khuyến nghị nên nhân rộng cấp mã số vùng trồng rừng sau thời gian thí điểm. Đây được xem là một giải pháp giúp củng cố khả năng tuân thủ xuất xứ cho nguyên liệu gỗ, hạn chế nguy cơ dính phải các cuộc điều tra gian lận.
Hơn nữa, cấp mã số vùng trồng còn góp phần quản lý rừng bền vững, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu xuất xứ của Hoa Kỳ và các thị trường khác.
Còn TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc viện đào tạo và nghiên cứu BIDV khuyến cáo, các doanh nghiệp trong đó có ngành gỗ cần tăng cường quản lý, lưu trữ chứng từ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, để minh bạch thông tin xuất xứ để vượt qua các rào cản pháp lý.
Song song với đó, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro như lãi suất, tỷ giá, điều tra phòng vệ thương mại, tăng khả năng tiếp cận vốn, phát triển bền vững.
Ngành gỗ tăng năng lực cạnh tranh
Ngành gỗ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Các doanh nghiệp ngành gỗ tiếp tục mở rộng thị phần tại nhiều thị trường tiêu thụ đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới.
Ngành gỗ tìm lại vị thế
Các doanh nghiệp ngành gỗ đang chủ động tạo ra những sản phẩm khác biệt, tìm khách hàng, thị trường mới thay vì bị động chờ họ tự tới như trước đây nhằm lấy lại vị thế.
Để ngành gỗ đạt mục tiêu xuất khẩu
Thách thức và cơ hội đối với ngành lâm nghiệp trong năm 2024 cũng như giai đoạn xa hơn đều liên quan đến vấn đề về tính bền vững.
Hợp tác tỷ đô ngành dầu khí Việt Nam - Hoa Kỳ
Những thỏa thuận hợp tác đắt giá, mang ý nghĩa quan trọng giữa một số “lá cờ đầu” của ngành dầu khí Việt Nam với đối tác Hoa Kỳ vừa được ký kết.
Doanh nghiệp tư nhân đón cơ hội bứt phá
Doanh nghiệp tư nhân đứng trước thời cơ bứt phá nếu biết chủ động thích ứng với bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước nhiều khó khăn và biến động.
Công nghiệp AI và bán dẫn với Việt Nam: Đâu là nguồn lực?
Để bứt phá về trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn, Việt Nam cần chiến lược bài bản, đầu tư vào hạ tầng, nhân lực và hệ sinh thái công nghệ thay vì chỉ chạy theo xu hướng.
Lọc hóa dầu Bình Sơn chờ tiếp sức bằng cơ chế
Lọc hóa dầu Bình Sơn đề xuất sửa một số quy định và xin cơ chế đặc biệt nhằm tháo gỡ loạt khó khăn đang bủa vây công ty.
Muốn kinh tế bứt phá, không thể chỉ dựa vào sản xuất và xuất khẩu
Việt Nam cần tăng cường đầu tư vốn, đặc biệt từ khu vực đầu tư công, không chỉ để mở rộng tăng trưởng mà còn để giảm thiểu tác động tiêu cực nếu thương mại gặp suy thoái.
Bài toán hóa đơn điện tử của doanh nghiệp Việt
Hóa đơn điện tử giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận thuế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.
Hệ tiện ích 'khủng' của K-Home New City
Sở hữu 10 công viên và 35 tiện ích hiện đại, K-Home New City, đô thị nhà ở xã hội chuẩn Singapore đầu tiên tại Việt Nam như một thành phố thu nhỏ.
Hợp long cầu Máy Chai, từ Vinhomes Royal Island tới trung tâm Hải Phòng chỉ còn 5 phút
Tập đoàn Vingroup tiến hành hợp long cầu Hoàng Gia (cầu Máy Chai) bắc qua sông Cấm, đánh dấu cột mốc tròn một năm ra mắt “thành phố đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island.
Thấp tầng dưới 15 tỷ tại Ocean City: 'Cỗ máy' sinh lời vô hạn
Sở hữu vị trí đắc địa cùng hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ, Ocean City ngày càng khẳng định sức hút vượt trội trên thị trường bất động sản. Không chỉ là chốn an cư lý tưởng, nơi đây còn mở ra vô vàn cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, sinh lời hấp dẫn.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.