Ngành gỗ tăng năng lực cạnh tranh

Hứa Phương Chủ nhật, 11/08/2024 - 10:16

Tự chủ chuỗi cung ứng, đầu tư vào thiết kế và xây dựng thương hiệu là bí quyết giúp các doanh nghiệp gỗ tăng năng lực cạnh tranh.

Ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Woodsland cho biết, gia công vẫn đang là mô hình phổ biến trong các doanh nghiệp nội thất Việt Nam.

Ngành có khả năng xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm nhưng hầu như không thực sự tiếp cận được thị trường mà bị động chờ đơn hàng.

Đã đến lúc các doanh nghiệp ngành gỗ cần chú ý đến giá trị khác như xây dựng thương hiệu, bán hàng và phát triển bền vững để tăng tính cạnh tranh.

Các doanh nghiệp ngành gỗ đang hướng đến mục tiêu tự chủ chuỗi cũng ứng nhằm gia tăng sự canh tranh. Ảnh Hoàng Anh

Với mục tiêu hoàn thiện, tự chủ chuỗi cung ứng, cuối tháng 7/2024, đoàn doanh nghiệp thành viên Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) đã có chuyến khảo sát vùng đồng bằng sông Cửu Long và làm việc với các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Cần Thơ để tìm hiểu về tiềm năng của cỏ năn tượng và gỗ acasia (gỗ keo, gỗ tràm).

Theo ông Trần Lam Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty Thiên Minh, cỏ năn tượng và gỗ acasia là hai nguồn nguyên liệu bền vững nếu khai thác tốt sẽ trở thành thế mạnh của ngành thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ Việt Nam.

“Chỉ riêng cỏ năn tượng, khả năng cung ứng của vùng đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 1 triệu ha. Với mỗi vụ từ khi trồng đến lúc thu hoạch mất bốn tháng, một năm có thể trồng ba vụ, vùng này có thể cung ứng 10 triệu tấn/năm. Hơn nữa, cỏ năn tượng trồng ở đồng bằng sẽ dễ có được chứng chỉ của Hội đồng quản lý rừng (FSC) đáp ứng các tiêu chí trong quy định ngăn chặn phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR)”, ông Sơn cho biết.

Ngoài ra, cỏ năn tượng hoàn toàn có thể ứng dụng kết hợp với gỗ để làm nội thất hoặc sản xuất viên nén, bột giấy. Nguồn nguyên liệu cỏ năn tượng bền vững này trị giá hơn 9 tỷ USD.

Khai thác tiềm năng của cỏ năn tượng và gỗ acasia vào sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nội thất xuất khẩu đã và đang được các doanh nghiệp thành viên của Hawa hướng tới.

Tân chủ tịch Hawa nhiệm kỳ IX Phùng Quốc Mẫn cho biết, hội xác định mục tiêu chiến lược là tự cường trên chuỗi cung ứng. Bên cạnh chủ động nguồn nguyên liệu bản địa, phát triển bền vững, các doanh nghiệp trong ngành sẽ theo đuổi mục tiêu tự chủ nguồn lực, nâng cao năng suất đội ngũ lao động, thu hút thế hệ trẻ.

Đặc biệt trong đó có mục tiêu là phát triển thiết kế từ OEM đến ODM (từ nguyên liệu bản địa đến thiết kế gốc) nhằm đưa sản phẩm gỗ Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế.

Ngoài ra, Hawa còn hướng đến phát triển nội thất Việt thông qua việc xây dựng thương hiệu, tự chủ công nghệ, triển khai chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nâng cao khả năng quản trị cho các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, nhà sáng lập thương hiệu AA Corporation đồng thời là Chủ tịch Hawa nhiệm kỳ VIII phân tích, trên chuỗi giá trị ngành nội thất Việt Nam hiện đã hội tụ đầy đủ các thành tố từ trồng rừng, khai thác sơ chế nguyên liệu, sản xuất, chế biến, nguyên phụ liệu, công nghiệp phụ trợ, hệ thống doanh nghiệp sản xuất vệ tinh.

Dựa trên nền tảng đã có, nếu biết khai thác doanh nghiệp sẽ nhận được giá trị tốt hơn, ngành nội thất Việt Nam cũng cải thiện được vị thế trên trường quốc tế.

Để làm được điều đó, ngành gỗ sẽ phải chú trọng các mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng hàm lượng thiết kế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo và cam kết theo đuổi mục tiêu netzero.

Số liệu từ Cục lâm nghiệp, xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 8 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả này được đại diện Cục lâm nghiệp giải thích đến từ việc nhu cầu của các thị trường như Mỹ, EU và Trung Quốc tăng mạnh trở lại, trên 20%.

Dự kiến xuất khẩu gỗ và lâm sản cả năm 2024 có thể đạt trên 16 tỷ USD, vượt kế hoạch xuất khẩu dự kiến của ngành là 15,2 tỷ USD.

Ngày 8/8, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) đã tiến hành đại hội nhiệm kỳ IX và bầu ông Phùng Quốc Mẫn, Chủ tịch HĐTV Công ty Bảo Hưng, Phó chủ tịch Hawa nhiệm kỳ VIII làm chủ tịch nhiệm kỳ IX.



Ngành gỗ tìm lại vị thế

Ngành gỗ tìm lại vị thế

Tiêu điểm -  1 năm
Các doanh nghiệp ngành gỗ đang chủ động tạo ra những sản phẩm khác biệt, tìm khách hàng, thị trường mới thay vì bị động chờ họ tự tới như trước đây nhằm lấy lại vị thế.
Ngành gỗ tìm lại vị thế

Ngành gỗ tìm lại vị thế

Tiêu điểm -  1 năm
Các doanh nghiệp ngành gỗ đang chủ động tạo ra những sản phẩm khác biệt, tìm khách hàng, thị trường mới thay vì bị động chờ họ tự tới như trước đây nhằm lấy lại vị thế.
Định vị thương hiệu ngành gỗ Việt

Định vị thương hiệu ngành gỗ Việt

Leader talk -  4 năm

Đi cùng khát vọng hướng đến một Việt Nam thinh vượng, trở thành quốc gia có thu nhập cao năm 2045, ngành gỗ và chế biến gỗ cũng cần đặt tầm nhìn xây dựng Việt Nam trở thành “trung tâm đồ gỗ của thế giới”.

Áp lực kép của ngành gỗ Việt

Áp lực kép của ngành gỗ Việt

Tiêu điểm -  5 năm

Ngành gỗ và nội thất đang cùng lúc chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 và áp lực cạnh tranh từ nhiều thị trường mới được mở ra do hiệp định CPTPP và EVFTA đi vào thực thi.

Ngành gỗ tìm lại vị thế

Ngành gỗ tìm lại vị thế

Tiêu điểm -  1 năm

Các doanh nghiệp ngành gỗ đang chủ động tạo ra những sản phẩm khác biệt, tìm khách hàng, thị trường mới thay vì bị động chờ họ tự tới như trước đây nhằm lấy lại vị thế.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  34 phút

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Tiêu điểm -  4 giờ

Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Tiêu điểm -  4 giờ

Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.

Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm

Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm

Tiêu điểm -  1 ngày

Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.

Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM

Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM

Tiêu điểm -  2 ngày

Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  34 phút

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang

Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang

Ống kính -  2 giờ

Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.

Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  4 giờ

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Vàng -  4 giờ

Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.