Tài chính
Nhà đầu tư ngoại - ngân hàng Việt “bắt tay” hợp tác
Các chuyên gia dự báo giai đoạn 2019 - 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục nhận được nguồn vốn dồi dào từ nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ khu vực châu Á như Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.
Sau quá trình quyết liệt tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, cộng với kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019, các ngân hàng Việt đang trở nên “hấp dẫn” hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó là những diễn biến thuận lợi trên thị trường chứng khoán khiến hoạt động mua bán vốn, cổ phần tại các ngân hàng Việt diễn ra khá sôi động, đặc biệt là các thương vụ với các nhà đầu tư khu vực châu Á.
Có thể kể ra một số nhà đầu tư châu Á đã mua cổ phần của các ngân hàng Việt, như: Sumitomo Mitsui Banking Nhật Bản); Maybank (Malaysia); Ngân hàng Mistubishi UFJ Financial Group (Nhật Bản); Công ty Quản lý Quỹ Asian Smaller (Hồng Kông); Quỹ Đầu tư GIC (Singapore) và Mizuho (Nhật Bản)...

Với sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài, các ngân hàng nội đã có thêm lợi thế trong việc khai thác phân khúc bán lẻ, nhất là thông qua lĩnh vực Fintech và Digital Banking. Thêm vào đó, xu hướng nguồn vốn FDI từ khu vực châu Á chảy vào Việt Nam đang dồi dào sẽ là tiềm năng mở rộng thu nhập cho các ngân hàng.
Qua một số thương vụ lớn trên cho thấy, các nhà đầu tư châu Á ngày càng quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam. Có nhiều lý do để giải thích cho xu hướng này.
Theo các chuyên gia, chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam diễn biến tích cực cho thấy xu hướng tăng trưởng tốt và ổn định; Chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài...; Sự hợp lý trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có liên quan và những kết quả kinh doanh tích cực của mỗi ngân hàng giúp vị trí Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới được quan tâm hơn.
Một lý do nữa khiến nhiều nhà đầu tư châu Á “rót vốn” vào Việt Nam là sự gần gũi trong văn hóa, kinh doanh với Việt Nam, từ đó họ thấy có nhiều điểm tương đồng và muốn phát triển hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư trong khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… trong những chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam đều có những đánh giá tích cực và bày tỏ sự quan tâm, mong muốn mua lại vốn, cổ phần của các ngân hàng Việt.
Không chỉ các ngân hàng lớn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, những ngân hàng quy mô vừa và nhỏ như NCB, OCB, NamABank, Vietbank, KienLongBank… cũng được nhà đầu tư nước ngoài để mắt.
Các ngân hàng còn “room” cho nhà đầu tư ngoại, đặc biệt những ngân hàng có kế hoạch niêm yết trong năm 2019 - 2020 cũng đang tranh thủ gọi vốn nước ngoài để gia tăng năng lực tài chính, mở rộng hoạt động.

Là một trong những ngân hàng niêm yết sớm nhất trên thị trường chứng khoán, nhờ định hướng chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hiệu quả và hoạt động kinh doanh ngày càng khởi sắc, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã khẳng định uy tín, vị thế và tiềm năng phát triển, tạo sức hút riêng biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam.
Theo chia sẻ của lãnh đạo NCB, từ khi khởi động dự án tìm kiếm cổ đông chiến lược, NCB đã thu hút sự quan tâm thực sự của nhiều nhà đầu tư quốc tế và đang tích cực làm việc để tiến tới các hợp tác tốt đẹp trong tương lai gần.
Mong muốn của NCB hiện không chỉ là tìm nhà đầu tư hỗ trợ về vốn mà còn hỗ trợ đẩy mạnh phát triển Ngân hàng số (Digital Banking) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ hiện đại của người dân, hội nhập kịp thời với xu thế phát triển của thời đại.
Trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, điều e ngại chung là quy định pháp lý hạn chế về tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài. Phần lớn nhà đầu tư ngoại mong muốn có quyền quyết định nhiều hơn khi tham gia ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.
Có thể nói, vốn ngoại không thiếu, tự thân các ngân hàng Việt cũng mong muốn “bắt tay” hợp tác. Điểm cần gặp nhau giữa các bên chính là tìm tiếng nói chung trong phương án sử dụng dòng tiền cho việc tăng trưởng tài sản của ngân hàng hay đầu tư mở rộng mạng lưới, đầu tư cho công nghệ thông tin như thế nào. Đồng thời các ngân hàng có thể đả bảo tỷ suất hoàn vốn ra sao để hấp dẫn và thuyết phục được nhà đầu tư ngoại rót vốn.
NCB định hướng dẫn đầu về ứng dụng ngân hàng số
Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số
Hoạt động đầu tư tài sản số, tiền số đang diễn ra âm thầm tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta đầu tư và tích lũy của cải.
Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường
Giữa ma trận thông tin, biến động khôn lường của thị trường chứng khoán, AI đang nổi lên như vũ khí giúp nhà đầu tư phân tích dữ liệu, quyết định kịp thời.
Agribank ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất bốn năm
Dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm, mức tăng này cũng cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?
FiinRatings đánh giá, chuyển giao bắt buộc cũng tạo ra sự phân hóa tích cực trong ngành ngân hàng, khi MBBank, VPBank và HDBank từng bước nâng cao vị thế.
17,2 triệu tỷ đồng bơm vào kinh tế, tín dụng tăng gần 10% nửa đầu năm
Tín dụng nửa đầu năm tăng mạnh gần 10%, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, tạo lực đẩy quan trọng giúp giữ nhịp tăng trưởng giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Nhà sáng lập Xúc xích Đức Việt muốn làm siêu dự án kinh tế tuần hoàn 5 tỷ USD
Công ty CP Tư vấn đầu tư phát triển xanh THDV của TS. Mai Huy Tân đề xuất tổ hợp kinh tế tuần hoàn – năng lượng xanh tại Quảng Ninh trị giá 5 tỷ USD.
Du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam hợp lực
Việc hợp nhất sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của hiệp hội du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam, xây dựng hình ảnh điểm đến thống nhất và thu hút nhiều du khách.
Thủ tướng: Giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc - Nam từ tháng 8 tới
Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng loạt giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tuyến Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng từ 19/8/2025.
F88 khẳng định vị thế tiên phong trong số hóa tài chính bình dân
F88 đang tích cực chuyển đổi số toàn diện, đồng thời thể hiện cam kết định hướng phát triển bền vững dựa theo chuẩn GRI.
Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số
Hoạt động đầu tư tài sản số, tiền số đang diễn ra âm thầm tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta đầu tư và tích lũy của cải.
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.
Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường
Giữa ma trận thông tin, biến động khôn lường của thị trường chứng khoán, AI đang nổi lên như vũ khí giúp nhà đầu tư phân tích dữ liệu, quyết định kịp thời.