Khảo sát hơn 500 doanh nghiệp cho kết quả, chỉ 20 – 30% hiểu rõ và 3 – 6% doanh nghiệp hiểu rất rõ về kinh doanh tuần hoàn.
Ông Trịnh Đức Chiều, Phó trưởng ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp CIEM, phát biểu tại Hội thảo công bố Báo cáo Mô hình kinh doanh tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và áp dụng tại Việt Nam
Năm 2019, khi trong khung chính sách, pháp lý chưa hề nhắc đến kinh tế tuần hoàn, 9 doanh nghiệp hàng đầu ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), với mục tiêu thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì.
Sự kiện này tạo được tiếng vang lớn khi khái niệm kinh tế tuần hoàn, khi đó vẫn còn rất xa lạ, lại trở thành chất gắn kết cho những đối thủ cạnh tranh quyết định ngồi lại với nhau, bắt tay nhau cùng hành động. Đến nay, PRO Việt Nam đã có 19 thành viên, triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu tái chế 100% bao bì của các thành viên vào năm 2030.
Trước đó, vào năm 2015, tức là trước cả khi khái niệm kinh tế tuần hoàn lần đầu tiên được “gọi tên” tại Việt Nam, 2 nhà sản xuất điện tử hàng đầu là HP Việt Nam và Apple Việt Nam đã khởi xướng chương trình Việt Nam Tái chế để thúc đẩy xử lý hiệu quả và thu hồi tài nguyên từ rác thải điện tử.
Thực tế, những mô hình kinh tế tuần hoàn xuất hiện ở Việt Nam không phải từ năm 2015 hay 2019 mà từ hàng chục năm trước. Những mô hình sơ khai của kinh tế tuần hoàn là những thứ đã rất quen thuộc với người Việt: mô hình Vườn – ao – chuồng; hệ thống đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế…
Trong các văn bản chính sách, dù phải đến năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi mới chính thức nhắc đến khái niệm kinh tế tuần hoàn nhưng nhiều quy định và chính sách về phát triển bền vững trước đó như chiến lược tăng trưởng xanh, chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững… đều đã có những nội dung, đề ra những công cụ liên quan đến kinh tế tuần hoàn.
Nhận thức chưa đủ
Xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm, tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn và kinh doanh tuần hoàn, theo ông Trịnh Đức Chiều, Phó trưởng ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), chủ yếu vẫn đang dược áp dụng một cách chưa có tính hệ thống.
Điều này xuất phát từ việc nhận thức về kinh tế và kinh doanh tuần hoàn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng, chưa thống nhất. Theo khảo sát mới được CIEM thực hiện đối với 508 doanh nghiệp trên cả nước, chỉ có khoảng 20 – 30% doanh nghiệp hiểu rõ và 3 – 6% doanh nghiệp hiểu rất rõ về kinh tế tuần hoàn. Do đó, tỷ lệ áp dụng kinh tế và kinh doanh tuần hoàn cũng chưa cao. Có đến hơn 50% doanh nghiệp được khảo sát chưa áp dụng các giải pháp kinh doanh tuần hoàn.
Trả lời khảo sát của CIEM, cộng đồng doanh nghiệp cho biết, những khó khăn cản trở việc áp dụng kinh tế tuần hoàn là khung pháp luật, khung chính sách; nguồn lực; công nghệ; chuỗi giá trị; cơ sở hạ tầng; chiến lược, cấu trúc của doanh nghiệp và văn hóa xã hội.
Trong đó, khó khăn lớn nhất là những yếu tố liên quan đến khía cạnh kinh doanh là nguồn lực, công nghệ và thị trường. Điều này xuất phát từ năng lực của doanh nghiệp Việt vẫn còn chưa đủ, cũng như thói quen tiêu dùng và chính sách pháp luật vẫn dựa trên mô hình kinh doanh tuyến tính.
Mặt khác, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp triển khai kinh tế và kinh doanh tuần hoàn cũng chưa đầy đủ. Trong số chưa đầy 50% doanh nghiệp triển khai các giải pháp kinh tế tuần hoàn, chỉ có khoảng từ 3 – 15% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ.
Đây là những điều cần được đặc biệt lưu ý, bởi theo ông Chiều, trong giai đoạn đầu, vai trò của Nhà nước là đặc biệt quan trọng để xây dựng khung pháp luật và chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua thách thức để mạnh dạn triển khai mô hình mới.
Nhanh chóng áp dụng các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020; loại bỏ dần các nhà máy đốt rác; tận dụng triệt để rác hữu cơ để ủ phân vi sinh là một số điều Việt Nam cần thực hiện để quản lý hiệu quả rác thải rắn và thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn, nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản.
Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ cho ngành thủy sản, được đưa ra tại Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 mới được Phó thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt.
Hàng loạt nội dung về pháp lý và chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, hạn chế rác thải đã và đang được xây dựng, ban hành. Để những chính sách và khung pháp lý này đi vào đời sống, vai trò của truyền thông, báo chí là đặc biệt quan trọng.
Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một trong những vấn đề mới và nóng được Việt Nam quan tâm đẩy mạnh trong những năm gần đây. Năm 2020, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên thuộc ASEAN thể chế hóa vấn đề kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.