Tiêu điểm
Nhiều doanh nghiệp Đức muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư của doanh nghiệp Đức với kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế trong trung hạn.
Một khảo sát của Phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại Việt Nam mới đây cho biết 47% công ty Đức tại Việt Nam có khuynh hướng mở rộng hoạt động kinh doanh và 50% trong số họ có ý định sẽ tuyển dụng thêm nhân sự trong năm 2021-2022.
Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều con số của khảo sát năm ngoái, với kết quả lần lượt là 22,7% và 27,3% cho ý định mở rộng kinh doanh và tuyển thêm nhân sự.
Kết quả của Việt Nam vượt xa mức trung bình của khu vực ASEAN (không có Myanmar).

Đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại, 55% doanh nghiệp được khảo sát cho biết phát triển tốt trong khi 11% cho rằng doanh thu vẫn đang đi xuống.
So sánh với số liệu năm 2020 cho thấy doanh nghiệp Đức đã lạc quan hơn về sự phát triển của doanh nghiệp mình khi trước đó chỉ có 36% doanh nghiệp nhìn nhận tích cực về tình hình kinh doanh ở Việt Nam.
Điểm cân bằng tăng từ 13 điểm năm 2020 lên 44 điểm năm 2021 trong khi xếp hạng phát triển doanh thu tích cực tăng từ 36% năm ngoái lên 55%, xếp hạng giảm thiểu doanh thu giảm từ 23% xuống 11%.
Nếu như năm ngoái chỉ có 46% doanh nghiệp Đức nhìn nhận tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thì năm nay, 66% trong số họ dự đoán nền kinh tế sẽ cải thiện đáng kể vào năm 2021.
Một phần ba số người tham gia khảo sát cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa đầu năm nay, trong khi 30% nhận định sự phục hồi sẽ diễn ra vào năm 2022.
Phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại Việt Nam nhận định những kết quả này cho thấy Việt Nam đã có những chính sách và chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ nhằm chống lại tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, qua đó đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại sớm nhất có thể.
Chính phủ Việt Nam cũng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài. Việc thực hiện các cam kết trong hiệp định EVFTA cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn vào Việt Nam.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt lao động có trình độ ở Việt Nam ngày càng trở thành yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp Đức tại đây.
Nếu như trong năm 2020, chỉ có 18% doanh nghiệp Đức cho rằng họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực chất lượng cao thì năm 2021, con số này đã lên tới 42%.
Một số vấn đề khác như nhu cầu tiêu dùng giảm (42%) và chính sách kinh tế (36%) đang trở thành những thách thức hay rào cản đối với doanh nghiệp. Tiếp cận nguồn tài chính, an toàn về mặt pháp lý, cơ sở hạ tầng cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
Cùng với đó, đại dịch đã làm ảnh hưởng và gây suy giảm nghiêm trọng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới, nhu cầu người tiêu dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ giảm, việc hủy bỏ các hội chợ và sự kiện thương mại đã làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của doanh nghiệp.
67% doanh nghiệp Đức tham gia khảo sát bày tỏ dự định đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ bằng cách tìm thêm các nhà cung cấp, thay đổi lộ trình vận chuyển hàng hóa hoặc tăng lượng hàng dự trữ trong kho.
Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam lạc quan trở lại
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.