Nhiều quan ngại trong đầu tư truyền tải điện

Nguyễn Cảnh Thứ hai, 26/09/2022 - 15:49

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), nhu cầu đầu tư vào hệ thống điện Việt Nam rất lớn, nhưng còn nhiều vấn đề đáng quan ngại nhất là trong đầu tư cho lưới điện truyền tải.

Đầu tư vào lưới điện truyền tải còn nhiều vấn đề đáng lưu ý (Ảnh minh họa)

Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, nhu cầu đầu tư lưới điện truyền tải khoảng 13-14 tỷ USD cho giai đoạn từ nay tới năm 2030. 

Ông Tuấn cho rằng, việc khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào lưới điện thực sự rất cấp thiết để giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước, cũng như đảm bảo khả năng truyền tải điện. Vấn đề này, đã được Quốc hội thông qua tại Luật Điện lực sửa đổi mới đây.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, liên quan đến vấn đề này vẫn còn nhiều quan ngại.

Thứ nhất là an ninh cung cấp điện: Nguyên nhân là các đường dây truyền tải đóng vai trò xương sống và đi qua các hệ thống an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, vấn đề này không quá quan ngại vì vận hành đường dây và trạm biến áp (nằm trong hệ thống truyền tải điện) đều nằm trong quản lý vận hành chung của Nhà nước. Bất cứ tuyến đường dây truyền tải nào được xây dựng, hoạt động đều phải có sự chấp thuận phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền.

Về mặt kỹ thuật, một đường dây hay trạm biến áp (đặt giả thiết) có năng lực đảm nhận truyền tải lớn nhất đến 2.000MW thì cũng là một con số rất nhỏ trong hệ thống điện Việt Nam (công suất lắp đặt hiện tại là 76 - 78.000MW). Vì vậy, một khả năng mang tải như vậy sẽ khó có thể ảnh hưởng nhiều, lâu dài tới hệ thống an ninh cung cấp điện.

Cửa nào cho tư nhân đầu tư, vận hành lưới truyền tải điện?

Thứ hai là quan ngại về độc quyền truyền tải điện. Theo ông Tuấn, khi một đường dây được xây dựng lên, vấn đề truyền tải của các nhà đầu tư khác hoàn toàn có thể xử lý được qua quy trình Open acces (quyền được đấu nối – chia sẻ). Vấn đề sửa chữa, bảo trì có thể giao cho các đơn vị vận hành chuyên nghiệp.

Quan ngại lớn nhất theo ông Tuấn nằm ở vấn đề độc quyền của Tập đoàn Điện lực (EVN) và điều độ vận hành. 

"Cần thiết tách biệt A0 - đơn vị vận hành điều độ - ra khỏi EVN để đảm bảo tính minh bạch, độc lập trong khai thác, điều độ lưới điện truyền tải tư nhân", ông Tuấn nhấn mạnh.

Cuối cùng là vấn đề phí truyền tải điện, theo ông Tuấn cần xây dựng chi phí truyền tải điện phù hợp. Bởi lẽ, hiện nay phí truyền tải điện ở mức 86 đồng/kWh và dự kiến tăng lên ở khoảng 140 đồng/kWh. Đây là mức giá rất thấp và rất khó để kêu gọi tư nhân tham gia đầu tư lưới truyền tải điện.

Ngoài ra, nghiên cứu từ thế giới cho thấy vấn đề tư nhân làm truyền tải không mới. Hiện nay có rất nhiều mô hình như BOT hoặc các biến thể khác mang tính chất kinh doanh và đấu thầu cạnh tranh trên cơ sở chào giá, tín thác và ủy thác. 

Ông Tuấn cho rằng, có hàng loạt tiêu chí cần phải xem xét (như phân bổ rủi ro, tính khả thi kinh tế, khả năng nhân rộng…) để nghiên cứu sao cho phù hợp với môi trường tại Việt Nam.

Như TheLEADER đã thông tin, về quan điểm tư nhân tham gia đầu tư, quản lý vận hành lưới truyền tải điện, ông Bùi Văn Kiên - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNPT) cho biết, nhìn tổng thể lưới truyền tải có 3 khúc.

Một là đường trục chính, là xương sống hệ thống điện quốc gia với đường dây 500kV. Hai là trục khu vực và ba là đường dây truyền tải phục vụ đấu nối các nhà máy vào hệ thống.

Trên góc độ an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo tính ổn định, ông Kiên cho rằng nên để quyền quản lý đường trục chính quốc gia, khu vực cho doanh nghiệp nhà nước, có thể là EVN, hoặc Tập đoàn Than khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí; nên chỉ định rõ doanh nghiệp nào đầu tư tại Quy hoạch điện VIII để sau này không vướng đấu thầu chủ đầu tư.

Về đường truyền tải đấu nối nhà máy điện, các nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia đầu tư. Với đường trục quốc gia và khu vực muốn nhà đầu tư tư nhân tham gia cần có cơ chế pháp luật rõ ràng, cụ thể như trong câu chuyện thoả thuận đấu nối... vì sẽ có nhiều vướng mắc.

Nhiều nhà máy điện tái tạo đã xây dựng, đi vào vận hành, tuy nhiên lại không bán được điện do chưa có giá điện. Vấn đề này đã vượt quá thẩm quyền của EVN hay Bộ Công Thương, cho nên để giải quyết cần cấp có thẩm quyền cao hơn xem xét thấu đáo bằng văn bản nhằm hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Việc mua điện lúc này là vấn đề sống còn với các nhà đầu tư. Trong một số trường hợp, ngành điện cần tiếp tục làm đúng hợp đồng mua bán điện, mua điện và ghi nhận công suất cho đến lúc có cơ chế giá điện mới.
(Chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  12 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  16 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  16 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  40 phút

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  59 phút

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tủ sách quản trị -  12 giờ

Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  12 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.