Tài chính
NHNN chấp thuận bà Ngô Thu Hà làm Tổng giám đốc SHB
Trước đó, ngày 20/7/2022, bà Ngô Thu Hà được Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tin tưởng, giao trọng trách Quyền Tổng Giám đốc.

Bà Ngô Thu Hà sinh năm 1973, là Tiến sỹ Kinh tế. Bà đã có 28 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và hơn 11 năm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc SHB. Trong suốt thời gian công tác tại SHB, bà Ngô Thu Hà đã đảm trách nhiều vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần cùng SHB phát triển vượt bậc, đứng trong Top 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam.
Việc NHNN chấp thuận nhân sự Tổng Giám đốc có ý nghĩa quan trọng với SHB nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành, góp phần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ theo định hướng chiến lược trung và dài hạn của ngân hàng, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả, áp dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu và là ngân hàng số được yêu thích nhất.
Cũng trong thời gian mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận thay đổi vốn điều lệ của SHB lên 26.674 tỷ đồng. Việc liên tục nâng vốn thành công trong thời gian qua chính là nền tảng quan trọng giúp SHB ngày càng khẳng định và nâng cao uy tín với cộng đồng đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế.
Thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2022, SHB sẽ nâng vốn điều lệ lên mức 36.459 tỷ đồng, dự kiến đứng trong Top 3 ngân hàng cổ phần tư nhân lớn nhất về vốn điều lệ. Theo đó, SHB đã hoàn thiện hồ sơ trình NHNN phương án tăng vốn điều lệ mà Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 thông qua, bao gồm 3 phần: Chi trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu; Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền với tỷ lệ 100:20 với giá chào bán 12.500 đồng/cổ phiếu và chào bán cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động SHB với tổng số lượng cổ phiếu phát hành là 45,12 triệu cổ phiếu mới.
Dưới sự định hướng và quyết tâm cao độ của HĐQT, Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực không ngừng của toàn thể CBNV SHB, trong 6 tháng đầu năm 2022, SHB đã đạt kết quả kinh doanh ấn tượng. Tính đến 30/6/2022, tổng tài sản của SHB đạt hơn 522 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 91,7% kế hoạch năm 2022; Tổng vốn huy động đạt hơn 471 nghìn tỷ đồng; Dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 390 nghìn tỷ đồng, cả hai chỉ tiêu đều hoàn thành 93% kế hoạch năm 2022. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt gần 5,9 nghìn tỷ đồng (tăng 84%), đứng Top 5 các Ngân hàng TMCP tư nhân có lợi nhuận cao nhất; Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 9,5 nghìn tỷ đồng (tăng 113%); tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II đạt gần 12%, xếp hạng tín nhiệm của Moody’s đạt B1.
Với kết quả kinh doanh tích cực đạt được trong 6 tháng đầu năm, mục tiêu tổng lợi nhuận tối thiểu 11.686 tỷ đồng trong năm 2022 của SHB là hoàn toàn khả quan. Khả năng sinh lời tốt và vốn điều lệ không ngừng được nâng cao là tiền đề để SHB tuân thủ Basel II nâng cao, đón đầu Basel III, tạo dựng nền tảng quản trị rủi ro vững chắc, đảm bảo quá trình phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả.
SHB nhận giải 'Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022'
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng
Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.