Những quốc gia khốn khổ nhất thế giới trong năm 2018

Linh Lan Thứ hai, 11/12/2017 - 06:05

Những nước nào sẽ là nơi đau khổ nhất trong năm tới? Các nhà phân tích tại Economist Intelligence Unit (EIU) đã lựa chọn ra những cái tên dưới đây.

Ảnh: MSF UK

Cuộc tranh cãi xem ai là những người khốn khổ hơn giữa những người Mỹ bất bình với tổng thống của họ và người Anh với nỗi thất vọng về Brexit vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, không nước nào trong số Anh hay Mỹ sẽ ‘khốn khổ’ bằng Bắc Triều Tiên, Venezuela hay Nam Sudan.

Trong số các nước phát triển nằm trong danh sách, Hy Lạp, mặc dù vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng vào năm 2018, nền kinh tế này sẽ tăng trưởng trở lại, EIU dự báo.

Những quốc gia khốn khổ nhất thế giới trong năm 2018
Hình ảnh Bắc Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo tầm xa. Ảnh: BBC

Bắc Triều Tiên có thể sẽ gặp phải rắc rối gấp đôi trong năm 2018. Mặc dù không chắc chắn, nhưng nếu chiến tranh thực sự nổ ra giữa Bắc Triều Tiên và Mỹ, nước này sẽ phải hứng chịu những thiệt hại không thể hình dung nổi.

Những quốc gia khốn khổ nhất thế giới trong năm 2018 1
Biểu tình trên đường phố Damascus. Ảnh: Business Insider

Venezuela cũng là một nước được dự đoán sẽ khốn khổ trong năm tới, mặc dù quốc gia có thu nhập trung bình này đang ngồi trên các mỏ dầu lớn nhất thế giới. Do sự quản lý yếu kém, nền kinh tế Venezuela đã suy thoái khoảng 1/4 kể từ năm 2014, và EIU dự báo sẽ giảm thêm 6% vào năm 2018. 

Lạm phát đang ở trên mức 1.000%. Bên cạnh đó, động thái hạn chế giao dịch ngoại hối sẽ làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt thực phẩm và thuốc men. Trong khi đó, thay vì giải quyết những tai ương này, Tổng thống Nicolás Maduro dường như lại đang quan tâm đến việc đàn áp những người phản đối, thường bằng bạo lực.

Những quốc gia khốn khổ nhất thế giới trong năm 2018 2
"Thuyền nhân" Yemen. Ảnh: Al Jazeera

Tuy nhiên, EIU cho rằng người dân ở Venezuela vẫn còn có nhiều cơ hội so với những người Yemen. Đây là quốc gia nghèo nhất trong thế giới Ả rập, ngay cả trước khi cuộc nội chiến hiện tại nổ ra. 

Kể từ đầu năm 2015, hơn 10.000 thường dân đã bị sát hại và 3-4 triệu người trở thành người tị nạn. Đóng cửa biên giới cũng làm cho đất nước trở nên khó khăn. 

Yemen hiện đang ở bên bờ vực của nạn đói và dịch tả lớn nhất trong lịch sử hiện đại (hơn 750.000 trường hợp được nghi nhiễm và con số này vẫn đang tăng). Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất có lẽ vẫn chưa xảy ra.

Nếu bạn nghĩ Yemen đã là nước khốn khổ nhất thế giới, bạn nên nghĩ lại, bởi tình hình một số quốc gia ở châu Phi thuộc vùng tiểu sa mạc Sahara còn tồi tệ hơn, bao gồm Burundi (một trong những nước nghèo nhất thế giới, rơi vào một chế độ độc tài còn sâu sắc hơn).

Cộng hòa Trung Phi là nơi bạo lực gia đình gia tăng làm cắt nguồn viện trợ và những luồng tị nạn làm tăng nguy cơ chia đất nước thành hai miền: miền bắc theo Hồi giáo và miền Nam theo Cơ đốc giáo.

Cộng hòa Dân chủ Congo là nơi mà một cuộc khủng hoảng chính trị tăng cường có nguy cơ làm mất ổn định toàn bộ khu vực, trong bối cảnh bạo lực đã khiến gần 1 triệu người phải di tản vào nửa đầu năm 2017.

Những quốc gia khốn khổ nhất thế giới trong năm 2018 3
1,7 triệu người Nam Sudan đang bên bờ vực chết đói. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, trên tất thảy, đứng đầu danh sách ‘không may’ của EIU lại là quốc gia non trẻ nhất của thế giới, Nam Sudan. Nước này đã giành được độc lập trong năm 2011 và trong suốt khoảng thời gian từ đó đến nay, Nam Sudan hầu như luôn lâm vào tình trạng khủng hoảng bởi chính sự tồn tại của nó.

Lạm phát đã cao hơn 150% kể từ đầu năm 2016. Nhiệm kỳ của tổng thống đương nhiệm và quốc hội sẽ kéo dài cho đến tháng 7 năm 2018, nhưng có vẻ như không có một cuộc bầu cử nào sẽ diễn ra. Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng những cuộc xung đột kéo dài giữa các bộ tộc có thể dẫn đến nạn diệt chủng.

Khoảng 6 triệu người dân nước này đang phải đối mặt với nạn đói triền miên, và 1,7 triệu người đang trên bờ vực chết đói. Nếu an ninh vẫn còn yếu kém, và những cơn mưa ngày càng khan hiếm, nước này hoàn toàn có thể chìm sâu hơn vào khủng hoảng. Theo đó, không nơi nào trên thế giới sẽ trở nên khốn khổ hơn Nam Sudan vào năm 2018.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  17 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".