Vuihoc đầu tư chiến lược vào startup luyện thi IELTS
CEO của Vuihoc cho biết, việc hợp tác đầu tư chiến lược vào The IELTS Workshop sẽ giúp kết hợp giữa điểm mạnh về công nghệ và AI của Vuihoc với kinh nghiệm và chương trình từ startup này.
Startup nội thất lắp ráp Fivo đã công bố kế hoạch gọi vốn 4,2 tỷ đồng cho 35% cổ phần.
Fivo được thành lập tháng 7/2021 và chính thức hoạt động vào tháng 10/2022 bởi ông Nguyễn Minh Đức, người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, UK, US.
Bắt đầu hoạt động trên sàn thương mại điện tử Tiki, Fivo tập trung vào nhóm sản phẩm nội thất lắp ráp , chiếm 80% hoạt động của công ty. Năm 2022, Fivo mở rộng kinh doanh lên sàn Shopee.
Fivo hiện đang xử lý hơn 3.500 đơn hàng/tháng, doanh thu khoảng 7 tỷ đồng mỗi năm. Mục tiêu của Fivo là trở thành công ty nội thất thương mại nằm trong top 3 thị trường tại Việt Nam trong vòng hai năm tới và đạt doanh thu tối thiểu 100 tỷ đồng mỗi năm.
Chiến lược phát triển của Fivo trong thời gian tới là tập trung phát triển mảng kinh doanh nội thất thương mại và mở rộng thêm ba mảng kinh doanh mới: Nội thất thông minh, đồ chơi lắp ráp cho bé và sản phẩm xuất khẩu.
Cụ thể, về nội thất thông minh, Fivo sẽ sản xuất những sản phẩm nội thất lắp ráp thông minh, giải quyết vấn đề về không gian sống trong cuộc sống hiện đại. Khi diện tích sống càng nhỏ thì càng cần thiết về những công năng tiện ích, đa năng từ những món đồ nội thất yếu như bàn, ghế, kệ, tủ...
Trong khi đó, nhóm sản phẩm đồ chơi lắp ráp cho bé nhằm giải quyết vấn đề trẻ em phụ thuộc vào điện thoại, giúp các bé thêm sáng tạo với các loại đồ chơi lắp ráp bằng gỗ.
Fivo sẽ phát triển kênh bán hàng online, offline và đưa vào chuỗi các siêu thị mẹ và bé tại Việt Nam, tạo ra các khóa hợp, lớp học về lắp ráp và đào tạo cho trẻ em về những kiến thức liên quan đến sản phẩm và có thể nhượng quyền được chuỗi giáo dục này.
Cuối cùng, Fivo sẽ tập trung xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu nội thất lắp ráp ra thị trường thế giới.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn trong ngành nội thất. Theo báo cáo từ Tổ chức nghiên cứu tư vấn về thị trường nội thất và ngành công nghiệp (CSIL), trong những năm qua, Việt Nam đã có tăng trưởng ấn tượng về thứ hạng trong ngành sản xuất đồ nội thất toàn cầu.
Tính theo quy mô giá trị, Việt Nam đã thăng hạng ấn tượng từ hạng 13 năm 2014 lên hạng sáu năm 2023. Hiện, Việt Nam chỉ xếp sau 5 quốc gia sản xuất đồ nội thất lớn nhất lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Italy, Đức và Ấn Độ.
Bà Giovana Castellina, Giám đốc nghiên cứu đa khách hàng về nội thất tại CSIL, cho biết ngành nội thất Việt Nam tăng trưởng nhanh, ban đầu chủ yếu cung cấp đồ ngoài trời nhưng hiện đã phát triển mạnh nội thất, với 25% sản phẩm là đồ bọc nệm, chiếm 10% sản lượng châu Á - Thái Bình Dương.
Ngành nội thất Việt Nam được đánh giá là linh hoạt, tăng trưởng nhanh hơn các nước khác trong 10 năm qua. Trung bình hàng năm, Việt Nam tăng trưởng 10% về sản xuất và 11% về xuất khẩu nội thất, đứng thứ hai châu Á.
CEO của Vuihoc cho biết, việc hợp tác đầu tư chiến lược vào The IELTS Workshop sẽ giúp kết hợp giữa điểm mạnh về công nghệ và AI của Vuihoc với kinh nghiệm và chương trình từ startup này.
Lần đầu tiên khách tham quan trên toàn thế giới có thể chiêm nhưỡng trọn vẹn 360 độ sắc nét những cổ vật triều Nguyễn tại Việt Nam thông qua không gian số, nhờ công nghệ gắn chip NFC của startup Phygital Labs.
Thông qua lần rót vốn vào startup Husk, Mekong Capital kỳ vọng có thể đưa Việt Nam lên vị trí dẫn đầu trong việc giảm thiểu carbon trong các chuỗi giá trị nông nghiệp.
Vừa qua, ngày 3/4, startup giáo dục Prep chuyên về học ngôn ngữ và luyện thi của Việt Nam đã huy động thành công 7 triệu USD trong vòng tài trợ Series A.
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Với tinh thần “Nhất tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Hóa đơn điện tử giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận thuế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.
Sở hữu 10 công viên và 35 tiện ích hiện đại, K-Home New City, đô thị nhà ở xã hội chuẩn Singapore đầu tiên tại Việt Nam như một thành phố thu nhỏ.
Tập đoàn Vingroup tiến hành hợp long cầu Hoàng Gia (cầu Máy Chai) bắc qua sông Cấm, đánh dấu cột mốc tròn một năm ra mắt “thành phố đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island.
Sở hữu vị trí đắc địa cùng hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ, Ocean City ngày càng khẳng định sức hút vượt trội trên thị trường bất động sản. Không chỉ là chốn an cư lý tưởng, nơi đây còn mở ra vô vàn cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, sinh lời hấp dẫn.
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.