'Nóng bỏng' tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Phương Linh Chủ nhật, 10/10/2021 - 07:55

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, bên thuê nhà hoàn toàn có thể viện dẫn điều khoản "bất khả kháng" để giảm trừ chi phí thuê mặt bằng.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ đứng đầu danh sách rời khỏi thị trường

Mới đây, sự việc Công ty CP Thế Giới Di Động, chủ hệ thống Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh đơn phương thông báo tới các đối tác về việc sẽ chỉ thanh toán 30% tiền thuê các mặt bằng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã trở thành chủ đề nóng, gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Thực tế cho thấy, nguy cơ tranh chấp liên quan đến hoạt động thuê mặt bằng kinh doanh không chỉ là câu chuyện riêng của Thế Giới Di Động mà là bài toán của tất cả các doanh nghiệp. 

Động thái của Thế Giới Di Động đã thổi bùng tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh giữa chủ nhà và khách thuê vốn đã âm ỉ từ năm 2020 khi dịch bệnh mới xuất hiện và ngày càng trở nên căng thẳng sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua.

Trong bối cảnh các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đặc biệt là kinh doanh bán lẻ hàng hóa, các doanh nghiệp hiện đang lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn khi vẫn phải trang trải rất nhiều các chi phí, trong đó có chi phí lớn từ việc thuê mặt bằng.

Theo luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty luật TAT Law Firm, những tranh chấp hợp đồng kinh doanh, công xưởng sản xuất đang trở thành câu chuyện rất "nóng bỏng" trong thời gian gần đây. Hiện trên thị trường đang có hàng nghìn tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng đang sẵn sàng đưa nhau ra tòa để giải quyết.

Dịch bệnh hơn 1 năm qua đã gây ra nhiều khó khăn, điêu đứng cho cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp. Tại nhiều thành phố lớn lớn có dịch bệnh đi qua như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội..., tất cả công xưởng, nhà máy, văn phòng, cửa hàng kinh doanh đều bị bỏ không, nhưng hàng ngày, hàng giờ, doanh nghiệp vẫn phải chi trả chi phí thuê mặt bằng lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng "bay qua cửa sổ".

Theo thống kê, trong số các chi phí doanh nghiệp phải chịu tổn thất do dịch bệnh, nổi lên một chi phí rất lớn là tiền thuê mặt bằng. Số tiền này chiếm đến 15 - 30% chi phí của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, chi cho mặt bằng thậm chí có thể lên tới 50%.

'Bình oxy' cho doanh nghiệp hàng không, du lịch

Đây là những con số gây "kinh hoàng" cho doanh nghiệp. Nếu không có giải pháp tháo gỡ, doanh nghiệp đang khó khăn sẽ ngày càng kiệt quệ, rất khó sống sót qua đại dịch. Trong đó, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ luôn đứng đầu danh sách rời khỏi thị trường.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, cả nước đã có 90.291 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 45.091 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 49,9% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2021.

Tính riêng TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm 2021 có 24.491 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (chiếm 27,1% số doanh nghiệp rút lui của cả nước). Sự gia tăng về doanh nghiệp rút lui chủ yếu đến từ sự gia tăng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (12.958 doanh nghiệp, tăng 12,8%).

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2021 là 45.091 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 32.398 doanh nghiệp, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020

Các ngành kinh doanh có số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và chờ giải thể lớn nhất, đứng đầu là bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy, chiếm gần 40%, xây dựng chiếm hơn 10%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 12%.

Đáng chú ý, Tổng cục Thống kê thừa nhận, số liệu này có thể chưa phản ánh đúng thực tế số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường do nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, các doanh nghiệp mặc dù đã ngừng hoạt động nhưng không thể thực hiện các thủ tục liên quan. Con số về số lượng doanh nghiệp rời thị trường thực tế còn lớn hơn rất nhiều.

Hoàn toàn có thể viện dẫn điều khoản "bất khả kháng" để giảm tiền thuê mặt bằng

Trước câu hỏi, trong trường hợp các chủ cửa hàng không thể hoạt động kinh doanh do dịch bệnh, họ có phải trả tiền mặt bằng hay không, ông Tú cho rằng, doanh nghiệp có thể viện dẫn điều kiện "bất khả kháng" để miễn trừ chi phí thuê mặt bằng.

Theo Bộ luật Dân sự, sự kiện được coi là bất khả kháng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải hội tụ 3 điều kiện. Thứ nhất, đó phải là yếu tố khách quan, sự kiện này có thể là tự nhiên như: Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sóng thần), chiến tranh hay cũng thể là do con người gây ra.

Thứ hai, sự kiện này phải không lường trước được, xảy ra hoàn toàn độc lập không theo ý chí của các bên và các bên hoàn toàn không nghĩ nó có thể xảy ra. Thứ ba, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Với điều kiện thứ nhất, trong bối cảnh dịch bệnh, việc cơ quan chức năng đưa ra lệnh cách ly xã hội được coi là yếu tố khách quan và không thể lường trước được bởi đây là quyết định của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Căn hộ cho thuê lao đao vì Covid-19

Rõ ràng rằng dịch bệnh bùng phát và nhanh chóng lan rộng là một sự kiện khách quan, không thể lường trước được. Song, nếu muốn chứng minh sự kiện này là "bất khả kháng" thì còn phải chứng minh các yếu tố còn lại theo luật định như "không thể khắc phục được", "mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép".

Theo luật sư Tú, dịch bệnh Covid-19 đã gây những hậu quả rất nặng nề đối với toàn nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp. Những ảnh hưởng do nó mang lại là không thể khắc phục. Thực tế cho thấy, đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã vượt quá khả năng khắc phục của nhiều doanh nghiệp.

Như vậy, dịch bệnh Covid-19 đã thoả mãn cả ba điều kiện về bất khả kháng, chủ nhà cho thuê cần cơ chính sách giảm giá cho người thuê nhà.

Vừa qua, Chính phủ cũng đã ra Quyết định số 27 ngày 25/9, theo đó, trong năm nay Chính phủ chính thức miễn giảm cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuê đất của nhà nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, với mức giảm 30%. Các doanh nghiệp, cá nhân thuê đất của nhà nước cần sớm chuẩn bị hồ sơ, đơn xin giảm giá thuê gửi đến phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh thành để tận dụng chính sách ưu đãi này.

"Về phía nhà nước đã có chính sách như vậy, còn đối với người cho thuê nhà, họ có sẵn sàng giảm giá để hỗ trợ bên thuê không? Tôi tin là không", ông Tú nhận định và cho rằng: "Bên cho thuê đang cảm giác họ mất mát rất lớn khi giảm giá thuê mà không nghĩ rằng, bên đi thuê đang rất khó khăn. Họ thuê nhà với mục đích kinh doanh nhưng những tháng qua không hoạt động kinh doanh được mà vẫn phải mất tiền".

Nếu mâu thuẫn giữa hai bên bị đẩy lên căng thẳng và đưa ra toà án, trọng tài thương mại, chắc chắn các cơ quan này cũng sẽ xem xét Covid 19 là trường hợp bất khả kháng để giảm trừ hoặc miễn nghĩa vụ thanh toán cho bên đi thuê.

Mặt khác, nếu bên cho thuê cố tình "o ép" bên thuê nhà khiến họ dừng hợp đồng, những thiệt hại cũng là rất lớn khi họ rất khó có thể tìm được khách thuê mới trong thời điểm hiện nay.

Do đó, giải pháp có lợi nhất cho cả hai bên lúc này là bên cho thuê nên xem xét giảm giá thuê mặt bằng để hỗ trợ cho bên thuê nhà, trên tinh thần thiện chí. Mức giảm có thể từ 30 - 50% để hai bên tìm được tiếng nói chung, ông Tú nhận định.

'Cú đấm bồi' từ làn sóng Covid thứ 4 đối với nhà phố cho thuê

'Cú đấm bồi' từ làn sóng Covid thứ 4 đối với nhà phố cho thuê

Bất động sản -  3 năm
Sau những ảnh hưởng nặng nề qua ba lần đối diện Covid-19, đợt bùng dịch thứ tư với tốc độ lây lan nhanh đã trở thành cú đấm bồi gây thương tổn mạnh hơn đến thị trường nhà phố cho thuê.
'Cú đấm bồi' từ làn sóng Covid thứ 4 đối với nhà phố cho thuê

'Cú đấm bồi' từ làn sóng Covid thứ 4 đối với nhà phố cho thuê

Bất động sản -  3 năm
Sau những ảnh hưởng nặng nề qua ba lần đối diện Covid-19, đợt bùng dịch thứ tư với tốc độ lây lan nhanh đã trở thành cú đấm bồi gây thương tổn mạnh hơn đến thị trường nhà phố cho thuê.
Khó khăn đeo bám thị trường căn hộ cho thuê

Khó khăn đeo bám thị trường căn hộ cho thuê

Bất động sản -  3 năm

Không chỉ tác động trong ngắn hạn, đại dịch Covid-19 sẽ còn ảnh hưởng dài hạn đến thị trường căn hộ cho thuê. Thị trường sẽ mất một thời gian dài để người dân trong nước và nước ngoài quay trở lại thuê căn hộ.

Bỏ túi gần 600 triệu giữa mùa dịch với căn hộ cho thuê tại Vinhomes Ocean Park

Bỏ túi gần 600 triệu giữa mùa dịch với căn hộ cho thuê tại Vinhomes Ocean Park

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Đầu tư mùa dịch chưa bao giờ an toàn và an tâm đến thế với các chủ sở hữu căn hộ tại Vinhomes Ocean Park khi tham gia chương trình “Tổ ấm an vui” của chính chủ đầu tư triển khai.

Cú lội ngược dòng của thị trường bất động sản cho thuê khu Đông Hà Nội

Cú lội ngược dòng của thị trường bất động sản cho thuê khu Đông Hà Nội

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Các chuyên gia đánh giá, đại dự án Vinhomes Ocean Park đi vào vận hành cùng chính sách cho thuê chưa từng có không chỉ góp phần giải “cơn khát” nguồn cung, mà còn đóng vai trò “tiếp sức” thúc đẩy thị trường cho thuê trở nên sôi động ở khu vực Đông Hà Nội.

Văn phòng cho thuê vẫn sống tốt giữa dịch bệnh

Văn phòng cho thuê vẫn sống tốt giữa dịch bệnh

Bất động sản -  3 năm

Bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, thị trường văn phòng cho thuê vẫn hoạt động tốt nhờ nhu cầu lớn.

Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản

Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản

Bất động sản -  3 ngày

Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.

Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc

Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc

Bất động sản -  5 ngày

Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.

The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm

The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm

Bất động sản -  5 ngày

Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.

Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha

Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha

Bất động sản -  6 ngày

Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tân Hoàng Minh đề xuất đầu tư khu đô thị tỷ đô tại Đà Lạt

Tân Hoàng Minh đề xuất đầu tư khu đô thị tỷ đô tại Đà Lạt

Bất động sản -  6 ngày

Tân Hoàng Minh đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận để doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch chi tiết và triển khai dự án khu đô thị thông minh tại xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt.

Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ

Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ

Leader talk -  14 giờ

Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.

Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc

Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.

Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng

Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025

PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.

Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới

Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.

Garden Apartment: Giá trị gia tăng kép ở The Matrix One Premium

Garden Apartment: Giá trị gia tăng kép ở The Matrix One Premium

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Nếu khả năng tăng giá giúp chủ sở hữu có thêm tài sản cả khi ngủ, thì với bất động sản dòng tiền, “lãi kép” lại mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng.