'Nóng bỏng' tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Phương Linh Chủ nhật, 10/10/2021 - 07:55

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, bên thuê nhà hoàn toàn có thể viện dẫn điều khoản "bất khả kháng" để giảm trừ chi phí thuê mặt bằng.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ đứng đầu danh sách rời khỏi thị trường

Mới đây, sự việc Công ty CP Thế Giới Di Động, chủ hệ thống Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh đơn phương thông báo tới các đối tác về việc sẽ chỉ thanh toán 30% tiền thuê các mặt bằng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã trở thành chủ đề nóng, gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Thực tế cho thấy, nguy cơ tranh chấp liên quan đến hoạt động thuê mặt bằng kinh doanh không chỉ là câu chuyện riêng của Thế Giới Di Động mà là bài toán của tất cả các doanh nghiệp. 

Động thái của Thế Giới Di Động đã thổi bùng tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh giữa chủ nhà và khách thuê vốn đã âm ỉ từ năm 2020 khi dịch bệnh mới xuất hiện và ngày càng trở nên căng thẳng sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua.

Trong bối cảnh các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đặc biệt là kinh doanh bán lẻ hàng hóa, các doanh nghiệp hiện đang lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn khi vẫn phải trang trải rất nhiều các chi phí, trong đó có chi phí lớn từ việc thuê mặt bằng.

Theo luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty luật TAT Law Firm, những tranh chấp hợp đồng kinh doanh, công xưởng sản xuất đang trở thành câu chuyện rất "nóng bỏng" trong thời gian gần đây. Hiện trên thị trường đang có hàng nghìn tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng đang sẵn sàng đưa nhau ra tòa để giải quyết.

Dịch bệnh hơn 1 năm qua đã gây ra nhiều khó khăn, điêu đứng cho cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp. Tại nhiều thành phố lớn lớn có dịch bệnh đi qua như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội..., tất cả công xưởng, nhà máy, văn phòng, cửa hàng kinh doanh đều bị bỏ không, nhưng hàng ngày, hàng giờ, doanh nghiệp vẫn phải chi trả chi phí thuê mặt bằng lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng "bay qua cửa sổ".

Theo thống kê, trong số các chi phí doanh nghiệp phải chịu tổn thất do dịch bệnh, nổi lên một chi phí rất lớn là tiền thuê mặt bằng. Số tiền này chiếm đến 15 - 30% chi phí của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, chi cho mặt bằng thậm chí có thể lên tới 50%.

'Bình oxy' cho doanh nghiệp hàng không, du lịch

Đây là những con số gây "kinh hoàng" cho doanh nghiệp. Nếu không có giải pháp tháo gỡ, doanh nghiệp đang khó khăn sẽ ngày càng kiệt quệ, rất khó sống sót qua đại dịch. Trong đó, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ luôn đứng đầu danh sách rời khỏi thị trường.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, cả nước đã có 90.291 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 45.091 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 49,9% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2021.

Tính riêng TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm 2021 có 24.491 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (chiếm 27,1% số doanh nghiệp rút lui của cả nước). Sự gia tăng về doanh nghiệp rút lui chủ yếu đến từ sự gia tăng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (12.958 doanh nghiệp, tăng 12,8%).

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2021 là 45.091 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 32.398 doanh nghiệp, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020

Các ngành kinh doanh có số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và chờ giải thể lớn nhất, đứng đầu là bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy, chiếm gần 40%, xây dựng chiếm hơn 10%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 12%.

Đáng chú ý, Tổng cục Thống kê thừa nhận, số liệu này có thể chưa phản ánh đúng thực tế số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường do nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, các doanh nghiệp mặc dù đã ngừng hoạt động nhưng không thể thực hiện các thủ tục liên quan. Con số về số lượng doanh nghiệp rời thị trường thực tế còn lớn hơn rất nhiều.

Hoàn toàn có thể viện dẫn điều khoản "bất khả kháng" để giảm tiền thuê mặt bằng

Trước câu hỏi, trong trường hợp các chủ cửa hàng không thể hoạt động kinh doanh do dịch bệnh, họ có phải trả tiền mặt bằng hay không, ông Tú cho rằng, doanh nghiệp có thể viện dẫn điều kiện "bất khả kháng" để miễn trừ chi phí thuê mặt bằng.

Theo Bộ luật Dân sự, sự kiện được coi là bất khả kháng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải hội tụ 3 điều kiện. Thứ nhất, đó phải là yếu tố khách quan, sự kiện này có thể là tự nhiên như: Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sóng thần), chiến tranh hay cũng thể là do con người gây ra.

Thứ hai, sự kiện này phải không lường trước được, xảy ra hoàn toàn độc lập không theo ý chí của các bên và các bên hoàn toàn không nghĩ nó có thể xảy ra. Thứ ba, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Với điều kiện thứ nhất, trong bối cảnh dịch bệnh, việc cơ quan chức năng đưa ra lệnh cách ly xã hội được coi là yếu tố khách quan và không thể lường trước được bởi đây là quyết định của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Căn hộ cho thuê lao đao vì Covid-19

Rõ ràng rằng dịch bệnh bùng phát và nhanh chóng lan rộng là một sự kiện khách quan, không thể lường trước được. Song, nếu muốn chứng minh sự kiện này là "bất khả kháng" thì còn phải chứng minh các yếu tố còn lại theo luật định như "không thể khắc phục được", "mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép".

Theo luật sư Tú, dịch bệnh Covid-19 đã gây những hậu quả rất nặng nề đối với toàn nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp. Những ảnh hưởng do nó mang lại là không thể khắc phục. Thực tế cho thấy, đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã vượt quá khả năng khắc phục của nhiều doanh nghiệp.

Như vậy, dịch bệnh Covid-19 đã thoả mãn cả ba điều kiện về bất khả kháng, chủ nhà cho thuê cần cơ chính sách giảm giá cho người thuê nhà.

Vừa qua, Chính phủ cũng đã ra Quyết định số 27 ngày 25/9, theo đó, trong năm nay Chính phủ chính thức miễn giảm cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuê đất của nhà nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, với mức giảm 30%. Các doanh nghiệp, cá nhân thuê đất của nhà nước cần sớm chuẩn bị hồ sơ, đơn xin giảm giá thuê gửi đến phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh thành để tận dụng chính sách ưu đãi này.

"Về phía nhà nước đã có chính sách như vậy, còn đối với người cho thuê nhà, họ có sẵn sàng giảm giá để hỗ trợ bên thuê không? Tôi tin là không", ông Tú nhận định và cho rằng: "Bên cho thuê đang cảm giác họ mất mát rất lớn khi giảm giá thuê mà không nghĩ rằng, bên đi thuê đang rất khó khăn. Họ thuê nhà với mục đích kinh doanh nhưng những tháng qua không hoạt động kinh doanh được mà vẫn phải mất tiền".

Nếu mâu thuẫn giữa hai bên bị đẩy lên căng thẳng và đưa ra toà án, trọng tài thương mại, chắc chắn các cơ quan này cũng sẽ xem xét Covid 19 là trường hợp bất khả kháng để giảm trừ hoặc miễn nghĩa vụ thanh toán cho bên đi thuê.

Mặt khác, nếu bên cho thuê cố tình "o ép" bên thuê nhà khiến họ dừng hợp đồng, những thiệt hại cũng là rất lớn khi họ rất khó có thể tìm được khách thuê mới trong thời điểm hiện nay.

Do đó, giải pháp có lợi nhất cho cả hai bên lúc này là bên cho thuê nên xem xét giảm giá thuê mặt bằng để hỗ trợ cho bên thuê nhà, trên tinh thần thiện chí. Mức giảm có thể từ 30 - 50% để hai bên tìm được tiếng nói chung, ông Tú nhận định.

'Cú đấm bồi' từ làn sóng Covid thứ 4 đối với nhà phố cho thuê

'Cú đấm bồi' từ làn sóng Covid thứ 4 đối với nhà phố cho thuê

Bất động sản -  3 năm
Sau những ảnh hưởng nặng nề qua ba lần đối diện Covid-19, đợt bùng dịch thứ tư với tốc độ lây lan nhanh đã trở thành cú đấm bồi gây thương tổn mạnh hơn đến thị trường nhà phố cho thuê.
'Cú đấm bồi' từ làn sóng Covid thứ 4 đối với nhà phố cho thuê

'Cú đấm bồi' từ làn sóng Covid thứ 4 đối với nhà phố cho thuê

Bất động sản -  3 năm
Sau những ảnh hưởng nặng nề qua ba lần đối diện Covid-19, đợt bùng dịch thứ tư với tốc độ lây lan nhanh đã trở thành cú đấm bồi gây thương tổn mạnh hơn đến thị trường nhà phố cho thuê.
Khó khăn đeo bám thị trường căn hộ cho thuê

Khó khăn đeo bám thị trường căn hộ cho thuê

Bất động sản -  3 năm

Không chỉ tác động trong ngắn hạn, đại dịch Covid-19 sẽ còn ảnh hưởng dài hạn đến thị trường căn hộ cho thuê. Thị trường sẽ mất một thời gian dài để người dân trong nước và nước ngoài quay trở lại thuê căn hộ.

Bỏ túi gần 600 triệu giữa mùa dịch với căn hộ cho thuê tại Vinhomes Ocean Park

Bỏ túi gần 600 triệu giữa mùa dịch với căn hộ cho thuê tại Vinhomes Ocean Park

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Đầu tư mùa dịch chưa bao giờ an toàn và an tâm đến thế với các chủ sở hữu căn hộ tại Vinhomes Ocean Park khi tham gia chương trình “Tổ ấm an vui” của chính chủ đầu tư triển khai.

Cú lội ngược dòng của thị trường bất động sản cho thuê khu Đông Hà Nội

Cú lội ngược dòng của thị trường bất động sản cho thuê khu Đông Hà Nội

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Các chuyên gia đánh giá, đại dự án Vinhomes Ocean Park đi vào vận hành cùng chính sách cho thuê chưa từng có không chỉ góp phần giải “cơn khát” nguồn cung, mà còn đóng vai trò “tiếp sức” thúc đẩy thị trường cho thuê trở nên sôi động ở khu vực Đông Hà Nội.

Văn phòng cho thuê vẫn sống tốt giữa dịch bệnh

Văn phòng cho thuê vẫn sống tốt giữa dịch bệnh

Bất động sản -  3 năm

Bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, thị trường văn phòng cho thuê vẫn hoạt động tốt nhờ nhu cầu lớn.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  9 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  14 giờ

Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Bất động sản -  3 ngày

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.

Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư

Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư

Bất động sản -  3 ngày

Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.

Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá

Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá

Bất động sản -  3 ngày

Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.

Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô

Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Miền Trung sẽ "rung chuyển" với đêm nhạc hoành tráng nhất lịch sử tại Công viên Biển Đông – thành phố Đà Nẵng vào tối mai 22/3/2025

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  9 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  10 giờ

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Doanh nghiệp -  10 giờ

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.

Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua

Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

Tài chính -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.