Tiêu điểm
Ông Mai Tiến Dũng: 'Công khai minh bạch thì chi phí lót tay sẽ giảm rất nhiều'
"Trên thực tế, nhiều địa phương đã triển khai tốt mô hình trung tâm hành chính công, người dân muốn cám ơn cũng không biết đưa phong bì cho ai", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.

Ngày 15/8 là hạn chót trình Chính phủ phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh (giấy phép con) với nỗ lực đề ra là cắt giảm tối thiểu 50% trong tổng số 5.905 điều kiện.
Tại buổi công bố báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI 2018) sáng 17/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính Mai Tiến Dũng cho biết, tính đến nay, về cơ bản các bộ đã trình các nghị định lên Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng về công tác cắt giảm giấy phép con, đơn giản hoá thủ tục hành chính.
Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến cuối tháng 7/2018, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa 900 trong tổng số 5.905 điều kiện kinh doanh. Đáng chú ý, có nhiều phương án đưa ra các đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa một cách rất quyết liệt, trong đó con số bãi bỏ điều kiện kinh doanh khá cao.
Chẳng hạn, phương án của Bộ Giao thông vận tải, tổng số điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực đường bộ là 127, đề xuất bỏ 80 điều kiện, sửa 7 điều kiện, đạt tỷ lệ 68,5%. Hay tổng số điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực đường thủy nội địa là 49, đề xuất bỏ 34, sửa 2, bổ sung 3, đạt tỷ lệ 67,34%.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng có đến 89,4% điều kiện kinh doanh được đề nghị cắt giảm, đơn giản hoá.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Văn phòng Chính phủ sẽ có kênh độc lập để rà soát, tránh cắt điều kiện này mọc ra điều kiện kia, tránh cắt theo kiểu cơ học.
“Kiểm tra chuyên ngành cũng vậy, cần chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng công nhận kết quả của các nước phát triển, những gì không cần thiết phải cắt bỏ”, ông Dũng nói.
Theo chỉ số APCI 2018, nhóm thủ tục thuế hiện đang có chi phí thực hiện thấp nhất, trung bình chỉ khoảng 74.000 đồng, trong khi nhóm thủ tục xây dựng có chi phí cao nhất, trung bình lên tới hơn 64 triệu đồng.
Báo cáo cũng cho thấy chi phí thực hiện cùng một thủ tục có sự khác biệt giữa các địa phương. Chẳng hạn về thủ tục xây dựng, các tỉnh tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có mức chi phí tuân thủ cao nhất, gấp gần 2,3 lần so với mức trung bình cả nước. Trong khi đó, mức chi phí tuân thủ tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ tương đương 20% mặt bằng chung toàn quốc.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, thực trạng có địa phương làm tốt và có nơi làm không tốt là do cán bộ, do người đứng đầu. Cho nên, kỳ vọng đầu tiên là tạo ra một bộ chỉ số đánh giá để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chủ động xây dựng thể chế, điều hành đất nước trên cơ sở thượng tôn pháp luật.
Theo các chuyên gia, với chỉ số APCI này, Chính phủ sẽ có thêm một công cụ được lượng hóa để so sánh nỗ lực cải cách của từng địa phương, bộ ngành và từ đó tạo sức ép và cạnh tranh trong cải cách giữa các đơn vị.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, quá trình cũng như kết quả của việc cải cách thủ tục hành chính cũng cần được nhìn nhận ở hai chiều.

Theo đó, cần làm tốt ở cả khâu các bộ, ngành, cơ quan nhà nước và ở cả các doanh nghiệp bởi lẽ nếu doanh nghiệp không hiểu và không biết thông tin về cải cách thủ tục hành chính thì chi phí không chính thức (phong bì, thiệp chúc mừng...) sẽ vẫn tồn tại.
Một đại diện khác đến từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng nhìn nhận, cần có công cụ để truyền tải đến các doanh nghiệp những thông tin cần thiết về công tác cải cách thủ tục hành chính.
Bà này cho rằng, Chính phủ cần giao nhiệm vụ cho các Hiệp hội là cánh tay phải của Chính phủ để họ có thể thông tin và khuyến khích các doanh nghiệp trong chính tổ chức mình bởi lẽ nếu doanh nghiệp không nắm được thông tin, họ sẽ không thể đòi quyền lợi trong việc cải cách thủ tục hành chính.
"Các doanh nghiệp cũng phải tham gia vào cải cách, cần có cả trên đi xuống và dưới đi lên thì cải cách mới thành công được", vị đại diện này nhìn nhận.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng đánh giá, nếu không có sự đồng bộ từ trên xuống thì không ai muốn cải cách vì cán bộ thực thi thủ tục không ai muốn rời bỏ quyền lợi của mình.
"Công khai, minh bạch thì chi phí lót tay sẽ giảm rất nhiều. Trên thực tế, nhiều địa phương đã triển khai tốt mô hình trung tâm hành chính công, người dân muốn cám ơn cũng không biết đưa phong bì cho ai”, ông Dũng nói.
Đặc biệt, theo ông Dũng cũng nhấn mạnh tinh thần “chấp nhận va chạm” trong quá trình cải cách vì lợi ích chung cả đất nước, bởi “có rào cản mới cần cải cách”, “cải cách mà không có người phản đối là cải cách tồi”.
Thủ tướng: Sức ỳ của cải cách đã xuất hiện và ngày càng lớn
Thủ tướng: Có quá nhiều thủ tục 'hành' doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, môi trường đầu tư kinh doanh đang trói chân doanh nghiệp, có quá nhiều thủ tục hành chính "hành" doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào nông nghiệp.
Mê hồn trận thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng
Để thẩm định một dự án đầu tư xây dựng, thay vì chỉ cần thời gian 15 ngày như trên lý thuyết, các chủ đầu tư thực tế phải mất đến 5 - 6 tháng là chuyện bình thường.
Quy trình thủ tục: 'Chiếc thòng lọng' siết doanh nghiệp bất động sản
Đại diện một số doanh nghiệp bất động sản cho rằng, thủ tục cấp phép xây dựng quá rườm rà như hiện nay không khác gì chiếc thòng lọng trên cổ các doanh nghiệp.
Một chiếc điều khiển chỉ nặng 1,2kg bắt làm thủ tục 8 lần tại hai bộ
Một ví dụ điển hình của thực trạng chồng chéo trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành vừa được Bộ Kế hoạch và đầu tư nêu ra trong báo cáo thực hiện Nghị quyết 19.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.