Petrovietnam, EVN đảm nhận đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận

Thái Bình Thứ sáu, 04/04/2025 - 10:14
Nghe audio
0:00

Petrovietnam cho biết, Thủ tướng vừa có văn bản giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận.

Theo đó, Thủ tướng giao Petrovietnam làm chủ đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2, bao gồm bốn dự án thành phần: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2; hạ tầng phục vụ thi công nhà máy; khu quản lý vận hành, khu chuyên gia và trụ sở ban quản lý; trung tâm quan hệ công chúng về nhà máy; triển khai đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy.

Đồng thời, Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục làm chủ đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 với năm dự án thành phần, gồm: Nhà máy điện hạt nhân, hạ tầng phục vụ thi công Nhà máy điện hạt nhân; khu quản lý vận hành, khu chuyên gia và trụ sở ban quản lý dự án; Trung tâm quan hệ công chúng về nhà máy và dự án đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Thủ tướng cũng giao Bộ Khoa học và công nghệ đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân; xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về công nghệ và an toàn điện hạt nhân nhằm hỗ trợ cho việc phát triển công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.

Về phía địa phương, tỉnh Ninh Thuận nhận nhiệm vụ thực hiện dự án thành phần di dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng hai dự án nhà máy điện hạt nhân nói trên theo thẩm quyền và phù hợp với quy định pháp luật.

Gần một tháng trước, liên quan đến yêu cầu của Thủ tướng xoay quanh thời hạn hoàn thành điện hạt nhân Ninh Thuận (chậm nhất năm 2031), Petrovietnam đã đưa ra kiến nghị cụ thể.

Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho rằng, để thực hiện mục tiêu đưa điện hạt nhân Ninh Thuận vận hành muộn nhất năm 2031 đòi hỏi phải có giải pháp đặc biệt, nên Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tháng 2 vừa qua.

Tuy nhiên, bên cạnh nghị quyết này thì các cơ chế, chính sách hành lang khác cũng cần tiếp tục được hoàn thiện song song, nhất là các cơ chế cụ thể cho chủ đầu tư.

Trước yêu cầu phát triển năng lượng của quốc gia, Chủ tịch HĐTV đặt ra năm vấn đề mà Petrovietnam cần tập trung, chuẩn bị trước khi chính thức được Nhà nước giao thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Các vấn đề này gồm: tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế và tối ưu chi phí vốn, phối hợp với các chuyên gia để tự đánh giá, lựa chọn công nghệ điện hạt nhân trước khi quyết định đầu tư, đánh giá, lựa chọn công nghệ gắn với tiêu chí an toàn, chuẩn bị nguồn nhân lực bài bản, tham khảo ý kiến chuyên gia và xây dựng cơ cấu nhân sự phù hợp trong các nhà máy điện hạt nhân.

Đồng thời, lãnh đạo Petrovietnam đề cập tới yêu cầu tìm kiếm các giải pháp huy động vốn, bao gồm các hiệp định vay như tín dụng xuất khẩu, đồng thời xây dựng cơ chế tài chính hợp lý và chuẩn bị nguồn lực để đảm bảo chiến lược phát triển.

Đặc biệt, Petrovietnam cho biết, trong quá trình sắp xếp tinh gọn bộ máy hiện tại, Tập đoàn sẽ thành lập Ban chuẩn bị đầu tư để thực hiện dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Ngày 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trong đó xác định nhiều nội dung trọng yếu, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong triển khai dự án trọng điểm quốc gia.

Điển hình một số cơ chế, chính sách như: dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt như triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác đã ký kết điều ước quốc tế hoặc với các đối tác khác để ký kết điều ước quốc tế về hợp tác xây dựng, cấp tín dụng cho thực hiện dự án, song song với quá trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư.

Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu, Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong điều ước quốc tế. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu theo quy trình rút gọn được thực hiện theo quy định về đấu thầu.

Về phương án tài chính và thu xếp vốn, Nghị quyết nêu: Đàm phán với Chính phủ các đối tác thực hiện để thu xếp vốn cho dự án theo nhu cầu vốn của dự án và theo cam kết của nhà tài trợ nước ngoài; được phép áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa/đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài.

Chủ đầu tư được vay và đủ điều kiện vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, không phải thực hiện thủ tục lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài…

Trước đó, liên quan đến lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia dự án, Thủ tướng nêu rõ, Petrovietnam và các cơ quan ngay trong tháng 2 cử đoàn công tác đàm phán với các đối tác nước ngoài, chú ý phải có đối tác dự phòng để sẵn sàng trong mọi tình huống.

Việc xác định quy mô, công suất, tổng mức đầu tư các nhà máy được xác định trên cơ sở đàm phán với các đối tác và cập nhật phù hợp với tình hình mới, từ đó cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bên cạnh chỉ đạo về bố trí vốn cho dự án, trong đó có việc sử dụng vốn dự phòng của năm 2025, làm ngay thủ tục để sử dụng nguồn vốn này trước 15/2, Thủ tướng yêu cầu hoàn thành dự án chậm nhất tới 31/12/2031 và phấn đấu xong trước 31/12/2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng.

Điện hạt nhân: Petrovietnam muốn cơ chế cụ thể

Điện hạt nhân: Petrovietnam muốn cơ chế cụ thể

Tiêu điểm -  3 tháng

Để điện hạt nhân Ninh Thuận vận hành thương mại chậm nhất vào năm 2031 đòi hỏi cơ chế cụ thể cho chủ đầu tư, bên cạnh Nghị quyết Quốc hội vừa thông qua.

Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt cho điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt cho điện hạt nhân Ninh Thuận

Tiêu điểm -  3 tháng

Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân: Chưa cụ thể hóa chủ đầu tư

Cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân: Chưa cụ thể hóa chủ đầu tư

Tiêu điểm -  3 tháng

Cơ chế đặc thù phục vụ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chưa cụ thể hóa danh tính chủ đầu tư như Chính phủ đề xuất.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  5 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  5 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  6 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  1 ngày

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  11 phút

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  1 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  4 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  4 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  5 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.