Điện hạt nhân Ninh Thuận có mặt bằng sạch ngay trong năm nay
Điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ được hoàn thành giải phóng mặt bằng để bàn giao cho hai chủ đầu tư EVN và Petrovietnam ngay trong năm 2025.
Cơ chế đặc thù phục vụ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chưa cụ thể hóa danh tính chủ đầu tư như Chính phủ đề xuất.
Do Nghị quyết của Quốc hội về các chính sách, cơ chế đặc thù đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (do Chính phủ dự thảo, trình) chỉ quy định chung về các cơ chế, chính sách, đồng thời chủ trương đầu tư dự án còn chưa được điều chỉnh, nên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng chưa nên quy định tên gọi chủ đầu tư cụ thể.
Theo đó, Nghị quyết sẽ là cơ sở để Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án.
Đây là một trong số các ý kiến mới nhất của Ủy ban xoay quanh thẩm tra Tờ trình 74/TTr-CP ngày 8/2/2025 của Chính phủ về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đồng thời, Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các nội dung đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù không thuộc thẩm quyền của Quốc hội hoặc không liên quan trực tiếp đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra chỉ ra một số vấn đề cần xem xét, quy định rõ ràng xoay quanh các cơ chế, chính sách đề xuất đưa ra phục vụ triển khai dự án.
Điển hình, về lựa chọn chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện, Chính phủ đề xuất Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay và chỉ định thầu đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong thoả thuận hoặc hiệp định liên chính phủ.
Bên cạnh đó, Chính phủ kiến nghị áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng để lập, thẩm tra, thẩm định, trợ giúp chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án; mua nhiên liệu, thuê đối tác vận hành, bảo dưỡng trong thời gian đầu.
Theo Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường, có ý kiến cho rằng, nội dung về chỉ định thầu đã được quy định trong Luật Đầu tư và phù hợp với việc lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng dự án này, do đó đề nghị không đưa vào dự thảo Nghị quyết.
Việc áp dụng chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tuy nhiên, hình thức này có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, nguy cơ lợi ích nhóm và thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện.
Do đó, Ủy ban đề nghị cần có quy định rõ ràng về điều kiện áp dụng, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, bổ sung cơ chế kiểm soát chặt chẽ các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là các cam kết về công nghệ, bảo trì và chuyển giao công nghệ sau khi hoàn thành dự án.
Nội dung tiếp theo nhận được lưu tâm là phương án tài chính và thu xếp vốn.
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép thực hiện một loạt cơ chế đặc thù như: Đàm phán với chính phủ các đối tác để thu xếp vốn cho dự án theo nhu cầu dự án và theo cam kết của nhà tài trợ nước ngoài. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và quy định của nhà tài trợ nước ngoài có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của nhà tài trợ nước ngoài trừ trường hợp trái Hiến pháp của Việt Nam.
Chính phủ
được sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp
khác cho dự án trong trường hợp đàm phán hiệp định vay không thành công, hoặc
quy mô khoản vay không đủ. Đồng thời, đề xuất cho phép chủ đầu tư vay lại theo
Hiệp định vay vốn mà không chịu rủi ro tín dụng.
Để có đủ vốn đối ứng thực hiện dự án, chủ đầu tư được sử dụng nguồn vốn vay từ trái phiếu chính phủ/doanh nghiệp/công trình và một số cơ chế khác.
Rõ hơn về đề xuất này, Chính phủ kiến nghị cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN được đánh giá lại tài sản của các nhà máy điện đã hết khấu hao (gồm cả các nhà máy BOT đã nhận bàn giao và thủy điện đa mục tiêu), chi phí khấu hao tài sản đưa vào phương án giá bán lẻ điện để bổ sung vốn tự có dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và dự án thành phần.
Tương tự, Petrovietnam đứng trước khả năng được bổ sung nguồn vốn từ việc được giữ lại 32% lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí và 100% lợi nhuận hàng năm của liên doanh Việt – Nga Vietsopetro.
Đồng thời, chủ đầu tư được giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế còn lại để bổ sung vốn đối ứng trong thời gian thực hiện dự án điện hạt nhân.
Bên cạnh đó, Chính phủ đề xuất Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các ngân hàng thương mại trong nước được miễn áp dụng quy định về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với chủ đầu tư và người có liên quan để cho vay vượt giới hạn thực hiện phần vốn đối ứng.
Khoản vay này không tính vào tổng dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng đối với chủ đầu tư để không ảnh hưởng đến thu xếp vốn cho các công trình, dự án khác của chủ đầu tư.
Về các nội dung trên, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ làm rõ và khẳng định việc đánh giá lại tài sản để bổ sung vốn tự có, việc giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế còn lại để bổ sung vốn đối ứng là hoàn toàn chỉ phục vụ cho triển khai dự án điện hạt nhân, không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác.
Đặc biệt, có ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ về hạn mức vay vốn, lãi suất, thời hạn trả nợ và các điều kiện ràng buộc khác có liên quan; cũng như các giải pháp kiểm soát sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.
Điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ được hoàn thành giải phóng mặt bằng để bàn giao cho hai chủ đầu tư EVN và Petrovietnam ngay trong năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao EVN và PetroVietnam làm chủ đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo minh bạch và hợp tác quốc tế.
Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự kiến đòi hỏi sửa Luật Năng lượng nguyên tử, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Trong bối cảnh Tổ hợp hóa dầu miền Nam dừng hoạt động chưa hẹn ngày về, chủ đầu tư thông báo sẽ rót nửa tỷ đô để tối ưu hiệu năng, tính cạnh tranh của dự án.
Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng cao, nếu cải cách hiệu quả và đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới.
Đổi mới sáng tạo, công nghệ cao chính là yếu tố cốt lõi đưa đất nước vươn mình, phát triển theo chiều sâu để đạt tăng trưởng hai con số trong giai đoạn mới.
Chính phủ đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người vượt 5.000 USD vào năm nay, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và bước vào kỷ nguyên mới.
Quốc hội Việt Nam khai mạc kỳ họp bất thường, tập trung xem xét các vấn đề về tinh gọn tổ chức bộ máy, tháo gỡ các vướng mắc thể chế quan trọng.
Giới chuyên gia nhận định, những dự án có thể dung hòa nhu cầu đa thế hệ, từ thiết kế căn hộ đến hệ thống tiện ích nội – ngoại khu, sẽ ngày càng được ưa chuộng và bền vững.
Khả năng sinh lời đang là câu hỏi lớn nhất của các ngân hàng số tại Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực chứng minh về tính hiệu quả, tinh gọn và hiện đại.
Trong bối cảnh Tổ hợp hóa dầu miền Nam dừng hoạt động chưa hẹn ngày về, chủ đầu tư thông báo sẽ rót nửa tỷ đô để tối ưu hiệu năng, tính cạnh tranh của dự án.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tái diễn năm 2025 với quy mô lớn hơn. Việt Nam đứng trước cả cơ hội và thách thức khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, tác động mạnh đến xuất khẩu và đầu tư.
Thành công trong bán hàng không chỉ dựa vào năng lực cá nhân mà chủ yếu nhờ xây dựng hệ thống quy trình bán hàng chuyên nghiệp.
Cơ chế đặc thù phục vụ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chưa cụ thể hóa danh tính chủ đầu tư như Chính phủ đề xuất.
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ESG toàn diện, minh bạch thông tin và nâng cao nhận thức để đáp ứng tiêu chuẩn báo cáo ESG khắt khe toàn cầu.