Vì sao cần tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận?

Nguyễn Cảnh Thứ năm, 28/11/2024 - 16:50

Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được khẳng định là cần thiết và có cơ sở thực tiễn vững chắc, trong bối cảnh Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính và đối phó với thách thức biến đổi khí hậu.

Trình bày trước Quốc hội về chủ trương tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đã khẳng định rằng trong xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu, điện hạt nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, bao gồm hai nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, đã được Chính phủ giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư từ năm 2009. Trong đó, Ninh Thuận 1 hợp tác với Nga và Ninh Thuận 2 hợp tác với Nhật Bản để chuẩn bị đầu tư.

Các địa điểm được lựa chọn cho dự án đã trải qua quá trình khảo sát nghiêm ngặt từ các chuyên gia trong và ngoài nước, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và kỹ thuật.

Sau khi kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân bị dừng lại từ 2016, Ninh Thuận đã trở thành 'thủ phủ' của điện gió và điện mặt trời. Ảnh; Hoàng Anh

Mặc dù dự án tạm dừng thực hiện theo Nghị quyết 31/2016/QH14 của Quốc hội, nhưng các địa điểm được duy trì và quản lý tốt.

Luật Năng lượng nguyên tử đã được Quốc hội thông qua từ năm 2008, và mới đây, dự thảo Luật Điện lực sửa đổi dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ VIII cũng đã đưa ra các chính sách phát triển điện hạt nhân.

Tính đến cuối tháng 8, thế giới có 415 lò hạt nhân năng lượng đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 373.735MWe, và 62 lò đang được xây dựng với tổng công suất khoảng 64.971MWe.

Với nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng mạnh, việc phát triển điện hạt nhân là bước đi chiến lược để đáp ứng yêu cầu điện năng trong tương lai, đặc biệt là nhu cầu thêm 70GW đến năm 2030 và 400 - 500GW vào năm 2050.

Ngoài việc cung cấp nguồn điện ổn định và bền vững, điện hạt nhân sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch, đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn xanh và bảo vệ môi trường, như đã được Nghị viện châu Âu công nhận.

Về phía cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, ông Lê Quang Huy cũng thống nhất sự cần thiết tiếp tục chủ trương đầu tư dự án.

Uỷ ban này đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu đề xuất chương trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam gắn với nhiệm vụ tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, từng bước làm chủ công nghệ điện hạt nhân.

Thậm chí, đầu tư điện hạt nhân còn có sức cạnh tranh về chi phí sản xuất so với các nguồn truyền thống khác như nhiệt điện than và LNG giữa bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao dần.

Đồng thời, Ủy ban đề nghị nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý phù hợp về điện hạt nhân; rà soát, hoàn thiện pháp luật có liên quan, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, gắn với chương trình tổng thể phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân.

Trung ương Đảng thông qua chủ trương tinh gọn bộ máy và tái khởi động điện hạt nhân

Trung ương Đảng thông qua chủ trương tinh gọn bộ máy và tái khởi động điện hạt nhân

Tiêu điểm -  1 tuần

Trung ương Đảng xác định tinh gọn bộ máy là nhiệm vụ "đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị".

Điện gió ngoài khơi, điện hạt nhân sẽ được đưa vào Luật Điện lực

Điện gió ngoài khơi, điện hạt nhân sẽ được đưa vào Luật Điện lực

Tiêu điểm -  3 tuần

Điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân dự kiến sẽ được quy định trong Luật Điện lực (sửa đổi), theo báo cáo của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội.

Chính phủ đề xuất tái khởi động điện hạt nhân

Chính phủ đề xuất tái khởi động điện hạt nhân

Tiêu điểm -  3 tuần

Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương tái khởi động lại điện hạt nhân nhằm đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Tín dụng bứt phá cuối năm

Tín dụng bứt phá cuối năm

Tài chính -  19 giờ

Chỉ trong vòng 1 tuần 29/11-7/12, tín dụng tăng trưởng 0,6%, giúp tăng trưởng tín dụng lũy kế năm 2024 đạt 12,5%.

Căn hộ giá dưới 100 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đang dần biến mất?

Căn hộ giá dưới 100 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đang dần biến mất?

Bất động sản -  19 giờ

Thị trường chung cư TP.HCM đang dần biến mất các căn hộ có giá dưới 100 triệu đồng/m2, cũng giống như căn hộ dưới 1 tỷ đồng đã không còn xuất hiện từ năm 2020.

Bảo hiểm Quân đội huy động 260 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu

Bảo hiểm Quân đội huy động 260 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu

Tài chính -  19 giờ

Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội vừa thông báo chốt quyền mua cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu vào ngày 10/12 sắp tới.

Chuyển đổi y tế nhìn từ Y Khoa Hoàn Mỹ

Chuyển đổi y tế nhìn từ Y Khoa Hoàn Mỹ

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Y Khoa Hoàn Mỹ đang là mô hình tiêu biểu cho sự kết hợp giữa y tế thực hành và nghiên cứu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của y học Việt Nam.

‘Bù nhìn’ trong ngân hàng

‘Bù nhìn’ trong ngân hàng

Tài chính -  20 giờ

Thành viên hội đồng quản trị độc lập, người giữ vai trò giám sát có rất ít tiếng nói, bởi các cổ đông lớn đang chi phối toàn diện trong ngân hàng.

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động

Tiêu điểm -  1 ngày

Theo quy hoạch, Ủy ban quản lý vốn nhà nước sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các bộ ngành quản lý.

Giải thưởng VinFuture 2024 vinh danh 4 công trình khoa học 'bứt phá kiên cường'

Giải thưởng VinFuture 2024 vinh danh 4 công trình khoa học 'bứt phá kiên cường'

Nhịp cầu kinh doanh -  1 ngày

Quỹ VinFuture chính thức công bố bốn công trình khoa học xuất sắc được vinh danh năm 2024 với một giải chính và ba giải đặc biệt.