KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn có thể bắt đầu thực hiện hợp đồng EPC trong Quý IV năm 2017 và đưa vào hoạt động trong năm 2022.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Siam Cement (SCG) đã ký Thỏa thuận hợp tác về việc thúc đẩy tiến độ Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam, nhân chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 18/8.
Theo đó, hai bên sẽ hỗ trợ tối đa để bắt đầu thực hiện Hợp đồng EPC sớm nhất có thể trong Quý IV năm 2017. Dự kiến Dự án sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2022.
Hai bên đồng ý công ty hóa dầu Long Sơn (LSP) sẽ ưu tiên các đơn vị thành viên/công ty con của PVN tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hoá cần thiết phục vụ cho Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam với điều kiện không vi phạm pháp luật hiện hành, đảm bảo tính chất cạnh tranh thị trường và lợi ích của LSP.
PVN và SCG cũng thống nhất đảm bảo việc thu xếp vốn phải khả thi và được các ngân hàng chấp thuận cho vay để đạt được các điều khoản, điều kiện tốt nhất.
Nếu các bên cho vay yêu cầu, SCG sẽ xem xét cấp bảo lãnh cho 100% các khoản vay của LSP, bao gồm cả phần vay của PVN (tương ứng 29% vốn góp vào Dự án).
Đồng thời, PVN sẽ xem xét ký một thỏa thuận hoàn trả SCG với số tiền cam kết hoàn trả không vượt quá tỷ lệ tham gia của Tập đoàn trong LSP (hiện nay là 29%) trong trường hợp các bên cho vay yêu cầu SCG thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trả nợ thay LSP.
Dự án xây dựng Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam có diện tích 464ha, nằm trong Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (TP. Vũng Tàu).
Đây là Tổ hợp hóa dầu độc lập đầu tiên tại Việt Nam có quy mô sản xuất lớn với công suất lên đến 1,6 triệu tấn olefin/năm, tổng mức đầu tư ước tính 5,4 tỷ USD.
Các sản phẩm của tổ hợp này là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: bao bì, tơ sợi, ô tô, điện tử…
Trong quá trình xây dựng, dự án sẽ tạo ra khoảng 15.000-20.000 việc làm. Còn khi đi vào vận hành thương mại sẽ tạo ra trên 1.000 việc làm và dự kiến sẽ đóng góp cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ngân sách quốc gia ước tính khoảng 115 triệu USD/năm (khoảng 2.500 tỉ VNĐ/năm) trong suốt 30 năm từ khi đi vào hoạt động.
Tính đến 21/6/2017, tỷ lệ góp vốn của các bên như sau: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (29%), Công ty Hoá chất VSCG Chemical thuộc Tập đoàn SCG Thái Lan (53%), Công ty Nhựa và Hóa chất TPC (Thái Lan - 18%).
SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động đa ngành, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là Xi măng - Vật liệu xây dựng (SCG Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCG Chemicals), và Bao bì (SCG Packaging).
Tại Việt Nam, SCG có 23 công ty đang hoạt động kinh doanh với hơn 8.300 nhân viên. Tập đoàn này đã thâu tóm công ty gạch men Prime của Việt Nam vào năm 2012, năm ngoái công ty này mua lại công ty Vật liệu xây dựng Việt Nam - VCM, hoạt động trong ngành xi măng. Trước đó, SCG hiện diện ở Việt Nam thông qua công ty bao bì giấy Vina Kraft.
Trong giai đoạn nửa đầu năm 2017, báo cáo doanh thu bán hàng thị trường Việt Nam của SCG đạt 12.300 tỷ đồng (532 triệu đô la Mỹ), tăng 17% so với năm trước.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.