Phát triển bền vững phải là “sân chơi” cho mọi doanh nghiệp
Đình Nam
Thứ tư, 11/10/2017 - 11:10
Đây là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu lên khi làm việc với Ban điều hành Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tại Diễn đàn doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam 2017, ngày 10/10.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tiếp tục có các kiến nghị, đề xuất cụ thể để tạo thuận lợi cho các DN phát triển. Ảnh: VGP/Đình Nam
Báo cáo với Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch VBCSD cho biết kể từ sau diễn đàn năm 2016 đã có nhiều hoạt động được thực hiện nhằm cụ thể hoá, chuẩn hoá về phát triển bền vững trong doanh nghiệp.
Đơn cử, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ban hành bộ chỉ số về doanh nghiệp phát triển bền vững theo tiêu chuẩn thế giới. Công tác bình xét tôn vinh các doanh nghiệp bền vững từng bước được triển khai. Nhiều khuyến nghị về chính sách phát triển bền vững được trình lên các cơ quan có thẩm quyền.
Diễn đàn các doanh nghiệp phát triển bền vững 2017 có chủ đề “Nhân rộng những mô hình kinh doanh giúp giải quyết những thách thức Phát triển bền vững”. Đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế đã thảo luận giải pháp để tạo lập môi trường phát triển các giải pháp kinh doanh sáng tạo. Mục tiêu là vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa giúp giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội.
Đáng chú ý, diễn đàn năm nay đã đưa ra khái niệm “nền kinh tế tuần hoàn” nhằm thúc đẩy thực hiện phát triển bền vững. Đồng thời khởi động dự án “Không xả thải vào môi trường tự nhiên”, áp dụng bộ hệ thống tiêu chuẩn để hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam...
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI khẳng định kinh tế bền vững không chỉ thân thiện và nhân văn với cộng đồng mà còn tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Theo Báo cáo “Kinh doanh tốt hơn, Thế giới tốt hơn – Những cơ hội kinh doanh bền vững tại châu Á” của Ủy ban Kinh doanh và Phát triển bền vững, đến năm 2030, bên cạnh các lợi ích không nhỏ về xã hội và môi trường, phát triển bền vững có thể tạo ra một thị trường kinh doanh trị giá 5 nghìn tỷ USD cho khu vực, đồng thời đem lại thêm 230 triệu việc làm mới, tương đương 12% tổng số nhân lực lao động tại đây.
Ảnh: VGP/Đình Nam
Từ những kết quả bước đầu của Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần tiếp tục phát huy sáng tạo, tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua tình hình kinh tế vĩ mô đều tốt hơn trong đó có sự đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp. Nhưng để phát triển nhanh hơn nữa, nền kinh tế phải tạo thêm việc làm, mở ra nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… nhất là bối cảnh toàn cầu đang có những thay đổi lớn. Đó không chỉ là cách mạng công nghiệp 4.0 mà cả quá trình vận động thương mại mới của thế giới. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần được tạo điều kiện để nắm bắt được thời cơ, thuận lợi.
“Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 cùng nhiều chỉ đạo khác của Chính phủ cuối cùng cũng nhằm tạo điều kiện để nhiều người khởi sự kinh doanh, để các doanh nghiệp phát triển, từ đó tạo ra nhiều việc làm, để tăng năng suất, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia…”, Phó Thủ tướng nói.
Khẳng định phát triển bền vững chỉ có thể thành công với sự tham gia của mọi doanh nghiệp, Phó Thủ tướng mong muốn VBCSD “nôm na hoá” để khái niệm này trở nên dễ hiểu đối với những người khởi sự kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.
“Hiện nay nhiều người đang hiểu phát triển bền vững chỉ là “sân chơi” của các doanh nghiệp lớn. Chúng ta phải làm sao để mọi doanh nghiệp, doanh nhân có ý thức này từ lúc bắt đầu kinh doanh” Phó Thủ tướng nói.
“VCCI và các thiết chế, tổ chức trung gian như VBCSD của Việt Nam cần tạo ra nhiều diễn đàn đối thoại giữa doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức mang tính trung gian để cùng tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình phát triển, hoạch định, thực thi chính sách, cơ chế. Chính phủ mong muốn trong hoạt động quản lý luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, xét về tác động xã hội, việc tăng thuế GTGT có thể làm tăng khoảng cách giàu nghèo, gây khó khăn hơn cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo và có thể kéo theo nhiều hệ luỵ xã hội khác.
Hệ thống pháp luật kinh doanh của Việt Nam vẫn còn chứa đựng nhiều “rào cản” khiến cho việc hiện thực hóa “quyền tự do kinh doanh” gặp nhiều thách thức.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.