Tiêu điểm
PMI tháng 9 chạm đáy 10 tháng, niềm tin kinh doanh tăng trở lại
Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI tháng 9 của Việt Nam cho thấy giá cả đầu ra giảm lần đầu tiên trong 13 tháng, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới cũng như việc làm đều tăng chậm hơn; nhưng niềm tin kinh doanh đang tăng trở lại.
Theo công bố từ Nikkei – IHS Markit, chỉ số nhà quản trị mua hàng toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam (PMI) – một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất – đã giảm từ mức 53,7 điểm trong tháng 8 còn 51,5 điểm trong tháng 9.
Tốc độ cải thiện tình hình của lĩnh vực sản xuất đã chậm lại trong ba tháng liên tiếp, với mức cải thiện điều kiện kinh doanh gần đây nhất được ghi nhận là yếu nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, các điều kiện sản xuất kinh doanh cũng được ghi nhận là đã cải thiện hơn trong suốt 34 tháng qua.
Nhân tố chính làm giảm chỉ số PMI trong tháng 9 là cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng chậm hơn. Sản lượng ngành sản xuất tăng với tốc độ thấp nhất kể từ tháng 3, và do đó có mức tăng trưởng chậm lại tháng thứ ba liên tiếp.
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng ở mức vừa phải, và là mức tăng chậm nhất trong 16 tháng.
Việc làm trong lĩnh vực sản xuất đã tăng trong tháng vừa qua nhưng tốc độ tạo việc làm đã xuống mức yếu nhất kể từ tháng 8/2017.
Một khía cạnh tích cực hơn là mức độ niềm tin trong kinh doanh đã tăng trở lại từ mức thấp kỷ lục của tháng 8. Các kế hoạch phát triển của công ty và kỳ vọng tăng số lượng đơn đặt hàng mới đã hỗ trợ cho tinh thần lạc quan về sản lượng tăng trong năm tới.
Mặc dù giá cả đầu vào tiếp tục tăng vào cuối quý III nhưng tốc độ tăng đã chậm lại và yếu hơn so với mức tăng trung bình trong cả thời kỳ. Mức tăng chi phí chậm hơn đã giúp các công ty giảm giá cả đầu ra, từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài một năm trở lại đây.
Theo những người trả lời khảo sát, những nỗ lực bảo đảm doanh thu trong bối cảnh các điều kiện thị trường cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến giảm giá đầu ra.
Các nhà sản xuất tiếp tục gia tăng hoạt động mua hàng phù hợp với mức tăng của số lượng đơn đặt hàng mới, nhưng mức độ gia tăng đã giảm xuống mức thấp của sáu tháng. Tốc độ tăng tồn kho hàng mua cũng chậm lại và chỉ tăng nhẹ. Trong khi đó, tồn kho hàng hóa thành phẩm đã giảm lần đầu tiên trong ba tháng.
Ông Andrew Harker, Phó giám đốc IHS Markit đánh giá: “Như đã được ghi nhận trong suốt quý III năm nay, tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam đã giảm nhẹ trong tháng 9. Trong khi nhìn chung vẫn ở mức tích cực, nhu cầu đã tăng chậm hơn so với quý II”.
“Tốc độ tăng chi phí đầu vào cũng tiếp tục giảm nhẹ, từ đó các công ty có thể giảm giá bán hàng để bảo đảm duy trì số lượng đơn đặt hàng mới. Trên thực tế, giá cả đầu ra trong tháng 9 đã giảm lần đầu tiên trong hơn một năm”.
Nikkei: Mức độ lạc quan của các nhà sản xuất Việt Nam rơi về mức thấp nhất kể từ 2012
Doanh nghiệp Nhật xếp hàng rời sản xuất sang Đông Nam Á
Các doanh nghiệp Nhật Bản đang cho thấy kế hoạch dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á nhằm giảm chi phí sản xuất cũng như tránh căng thẳng thương mại.
Đông Nam Á thành 'vịnh tránh bão' cho nhiều nhà sản xuất điện tử
Nhiều nhà sản xuất điện tử đang chuẩn bị chuyển thêm hoạt động sản xuất sang khu vực Đông Nam Á khi Trung Quốc dần trở nên kém hấp dẫn hơn vì gia tăng căng thẳng thương mại.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.