Tiêu điểm
Quảng Ninh và những mô hình cải cách đột phá
Quảng Ninh là một “hiện tượng” rất đáng chú ý gần đây trong tất cả tỉnh, thành phố ở Việt Nam, nổi bật lên như một địa phương tiên phong về cải cách với những mô hình đột phá.
Nhìn nhận về quá trình cải cách môi trường kinh doanh tại Việt Nam thời gian qua, TS. Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Giám đốc dự án PCI, làn sóng cải cách âm thầm nhưng mạnh mẽ nhất lại đến từ chính các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Khát vọng vươn lên và quyết tâm đổi mới của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đã đưa Quảng Ninh trở thành một “ngôi sao” cải cách ở Việt Nam.
Theo ông Tuấn, những cải cách từ Quảng Ninh rất quan trọng, nó không chỉ mang lại những thành tích về phát triển kinh tế cho tỉnh mà nó còn nuôi dưỡng những thay đổi tích cực từ các tỉnh, thành phố khác - một động lực đặc biệt quan trọng của nền kinh tế đất nước.
Hàng loạt sáng kiến cải cách đã được Quảng Ninh thực hiện, chuyển dịch nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, lập 7 quy hoạch chiến lược có tầm nhìn đến 2030 và 2050, mô hình Trung tâm hành chính công tập trung, thành lập Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư IPA, xây dựng và công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, quận huyện (DDCI).
Tỉnh cũng có nhiều sáng tạo trong hợp tác công – tư; thực hiện đề án 25 xây dựng bộ máy tinh, gọn, hiệu quả; tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo; hội đồng nhân dân tổ chức chất vấn và giám sát các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư…
Chuyển dịch nền kinh tế từ “NÂU” sang “XANH”
Nhận thức được những tồn tại hạn chế khi nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào khai khoáng, khoảng hơn 10 năm trước lãnh đạo và chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định chiến lược chuyển dịch nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.
Nhiều giải pháp đồng bộ phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tập trung dồn lực cho phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường và có giá trị gia tăng lớn.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Quảng Ninh được đánh giá cao, đặc biệt là việc không đánh đổi môi trường trong thu hút đầu tư.
Quảng Ninh đặt ra lộ trình phấn đấu đến năm 2025 sẽ chấm dứt khai thác, đóng cửa toàn bộ mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường để hoàn nguyên môi trường; giảm tải ô nhiễm Vịnh Hạ Long, hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt hoạt động các nhóm ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao; dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển.
Tỉnh cũng kiên quyết yêu cầu oàn bộ dự án trước khi cấp phép hoạt động đều phải đảm bảo thủ tục pháp lý về môi trường theo đúng quy định; không chấp thuận các dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và các loại hình sản xuất phát thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; tập trung phát triển, thu hút đầu tư vào các dự án du lịch dịch vụ,…
Tầm nhìn đột phá về quy hoạch
Mặc dù là địa phương có rất nhiều lợi thế, tuy nhiên Quảng Ninh cũng phải đối diện với không ít thách thức để khơi dậy được tiềm năng. Lãnh đạo tỉnh đã sớm thấy những định hướng chiến lược trong các quy hoạch cũ không còn phù hợp; những khó khăn, thách thức mới nảy sinh đã kìm hãm việc phát huy thế mạnh.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, năm 2012, Quảng Ninh đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thuê tư vấn nước ngoài lập một số quy hoạch quan trọng của tỉnh với những cái tên hàng đầu thế giới như McKinsey (Mỹ), Nikken Seikei (Nhật Bản), BCG (Mỹ), Nippon Koie (Nhật Bản)...
Với tư duy đột phá, Quảng Ninh đã huy động 237 tỷ đồng bằng nguồn xã hội hóa cho công tác lập quy hoạch. Rất nhanh sau đó, 7 bản quy hoạch chiến lược đã được tỉnh và các đơn vị tư vấn nước ngoài hoàn thiện.
Các quy hoạch này liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, xây dựng vùng, phát triển du lịch, môi trường, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực với tầm nhìn đến năm 2030, thậm chí đến năm 2050.
Với tầm nhìn đột phá và cách tiếp cận mới, 7 quy hoạch chiến lược này ngay lập tức phát huy giá trị. Tại hội nghị công bố 7 quy hoạch chiến lược được UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức 9/2014, bốn siêu dự án trong các lĩnh vực du lịch, nhiệt điện đã được ký kết ghi nhớ với tổng mức đầu tư kỷ lục là 4,23 tỷ USD; trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án với tổng mức đầu tư 782 triệu USD.
Giai đoạn 2015-2020, Quảng Ninh thu hút gần 345.000 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp đạt 300.000 tỷ đồng, thu hút nhiều “đại bàng” như Foxconn, Amata, Vingroup, Sun Group,... với những siêu dự án hàng tỷ đô.
Mô hình Trung tâm hành chính công tập trung
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trên cả nước thành lập và vận hành Trung tâm hành chính công từ 2013. Nhiều tỉnh, thành phố đã học tập kinh nghiệm và triển khai mô hình này của Quảng Ninh.
Đây là mô hình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp được thực hiện tập trung với định hướng chuyên nghiệp; được triển khai tại cấp tỉnh và xuống đến tất cả các thành phố, huyện, thị xã; chất lượng của cán bộ tại các trung tâm hành chính công tốt và tạo được động lực để bộ máy cán bộ phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp 1.240/1.591 dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia (đạt 78%, cao nhất toàn quốc).
Trong đó, 77% là dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 70% hồ sơ thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến năm bước trên môi trường điện tử; số hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn và trước hạn đạt 99,8%; thực hiện số hóa 100% thủ tục hành chính trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện.
Mô hình Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư IPA
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trên cả nước xây dựng mô hình Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư (IPA) chuyên nghiệp và bài bản trực thuộc UBND tỉnh, do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban.
Đây là đầu mối, nơi hướng dẫn hỗ trợ cho nhà đầu tư vào tỉnh, đầu mối phối hợp các sở ngành khi thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá môi trường đầu tư và chủ trì các chương trình cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh.
Phương châm hoạt động của IPA Quảng Ninh là “theo sát bước chân nhà đầu tư”. Phương châm này thể hiện sự thay đổi tư duy quan trọng từ xin cho, ban phát sang suy nghĩ và hành động từ như chính nhà đầu tư, cách tiếp cận từ cấp phép, cho phép sang cách nghĩ là phục vụ, chăm sóc nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Mô hình này được coi là đột phá của Quảng Ninh trong thu hút đầu tư với chiến lược hút những dòng vốn chất lượng cao. IPA đã chứng tỏ được vai trò cần thiết và rất quan trọng, là nhu cầu lớn của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, có chất lượng cao.
Ở Việt Nam đã có nhiều địa phương thành lập mô hình Trung tâm xúc tiến đầu tư nhưng vận hành thực tế không mang lại được nhiều thành công như Quảng Ninh.
Xây dựng và công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, quận huyện (DDCI)
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, quận huyện (viết tắt là DDCI) là bộ chỉ số đánh giá chất lượng thực thi của các sở, ngành, quận, huyện từ góc nhìn của doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
DDCI của Quảng Ninh đã được công bố lần đầu tiên từ 2015 và hiện đã có 8 năm liên tục thực hiện hoạt động này.
Mặc dù không phải là địa phương đi đầu áp dụng bộ chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương nhưng Quảng Ninh là địa phương triển khai DDCI chuyên nghiệp nhất, thúc đẩy cải cách mạnh mẽ nhất, luôn có sự đổi mới, tạo ra phương thức, công cụ quan trọng để truyền lửa cải cách, đưa áp lực cải cách về cơ sở.
Công tác khảo sát trong năm và bảng xếp hạng đầu năm của DDCI luôn duy trì được không khí cạnh tranh sôi nổi đã giúp lãnh đạo từng đơn vị truyền lửa cạnh tranh và chủ động giám sát, thúc đẩy những nhân tố cải cách trong hệ thống đến từng cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ thường xuyên tương tác với nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Hợp tác công – tư
Nhằm tái cơ cấu đầu tư, dồn lực thực hiện ba đột phá chiến lược gồm cải cách hành chính, hạ tầng và nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng, từ năm 2011, Quảng Ninh đã triển khai mô hình PPP với ba hình thức: “Lãnh đạo công - Quản trị tư”, “Đầu tư công - Quản lý tư”, “Đầu tư tư - Sử dụng công”.
Để hiện thực hóa việc này, tỉnh đã cho thành lập “Ban chỉ đạo triển khai đầu tư và quản lý theo hình thức hợp tác công tư tỉnh” do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; các địa phương thành lập ban điều hành do Chủ tịch UBND làm trưởng ban.
Ban chỉ đạo ban hành, hướng dẫn các địa phương nội dung trọng tâm về tiêu chí lựa chọn dự án, mô hình, quy trình lựa chọn nhà đầu tư, thương thảo ký kết hợp đồng, kiểm tra, giám sát...
Suốt hơn 10 năm qua, Quảng Ninh kiên trì thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư”, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghệ, hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển.
Bằng chiến lược phù hợp, Quảng Ninh đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển hạ tầng (tư nhân đầu tư đường cao tốc, sân bay, cảng biển…), mô hình đầu tư tư - sử dụng công (trong việc thu hút đầu tư của tư nhân xây dựng toà nhà trụ sở làm việc của chính quyền.
Hàng loạt siêu dự án đã được triển khai mở lối cho phát triển kinh tế như đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1, cầu Cửa Lục 3, nút giao Đầm Nhà Mạc, nút giao Hạ Long Xanh và đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1)... Kêu gọi thu hút đầu tư cảng Con Ong - Hòn Nét, Hải Hà, Vạn Ninh...
7 quy hoạch chiến lược của tỉnh Quảng Ninh
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.
'Đẳng cấp' quản trị của Quảng Ninh
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.