Rất ít quốc gia có vị thế tốt hơn Việt Nam để duy trì tăng trưởng mạnh mẽ
Ông Alex Hambly chia sẻ cơ hội và thách thức đối với đầu tư ở Việt Nam nhân dịp ông được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Hội đồng đầu tư VinaCapital.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn chưa quay lại thời điểm trước đại dịch do độ trễ tác động của chính sách tiền tệ và tăng trưởng tiêu dùng chưa có bước đột phá trên thị trường toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,1% trong năm nay và tăng lên mức 6,5% vào hai năm tiếp theo, dữ liệu được loan báo bởi Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, chiều 26/8.
Những tháng tới, tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế biến chế tạo của Việt Nam được WB dự báo sẽ chững lại khi nhu cầu chậm lại, nhất là tại Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Triển vọng toàn cầu chưa khởi sắc
Các chỉ số chính trong báo cáo của WB cho thấy thương mại vẫn yếu trong giai đoạn trước mắt, do chỉ số các đơn hàng xuất khẩu mới (chỉ số PMI) lĩnh vực chế biến chế tạo toàn cầu lại đang vào vùng suy giảm.
Cùng với đó, triển vọng toàn cầu vẫn chưa khởi sắc mạnh mẽ do độ trễ tác động của chính sách tiền tệ và tăng trưởng tiêu dùng chưa có bước đột phá.
Do đó, với nền kinh tế có độ mở với kinh tế toàn cầu như Việt Nam, yếu tố bất định phát sinh từ tăng trưởng toàn cầu thấp hơn dự kiến, đặc biệt ở các đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc, WB phân tích trong báo cáo mới nhất về Việt Nam.
Những diễn biến đó có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến, sản xuất công nghiệp mà Việt Nam có mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu.
Không chỉ vậy, căng thẳng địa chính trị leo thang có thể ảnh hưởng thêm đến xuất khẩu.
Nhìn vào trong nước, trường hợp tình hình ổn định kinh tế vĩ mô yếu đi, niềm tin của người tiêu dùng tiếp tục bị ảnh hưởng, gây ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư.
Thị trường bất động sản có thể phục hồi lâu hơn dự kiến, gây ảnh hưởng bất lợi đến đầu tư của khu vực tư nhân – yếu tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, nếu chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục yếu đi, năng lực cho vay của ngân hàng có thể bị suy giảm.
Việt Nam, một trong những quốc gia có nguy cơ dễ tổn thương nhất với biến đổi khí hậu, thiên tai gia tăng về cường độ có thể làm tăng rủi ro gây thiệt hại cho nền kinh tế.
“Thiếu hụt nguồn cung năng lượng có thể làm giảm tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến, do Việt Nam vẫn có nguy cơ với những đợt nắng nóng, ảnh hưởng đến các nhà máy thủy điện ở miền Bắc, mặc dù đường dây truyền tải 500 kV dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024 có thể làm giảm rủi ro này”, WB lưu ý.
Tạo đà cho tăng trưởng
Để duy trì đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm và các năm tới, các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý, giảm sát các rủi ro trong thị trường tài chính, ông Sebastian Eckardt, Trưởng Ban kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của WB khuyến nghị.
Trong điều kiện nền kinh tế chưa quay lại lộ trình tăng trưởng trước đại dịch, giải ngân đầu tư công nếu được đẩy nhanh có thể hỗ trợ tổng cầu trong ngắn hạn, đồng thời, giúp thu hẹp những thiếu hụt hạ tầng đang phát sinh.
Trên cơ sở những cải cách trong thời gian qua, các bước tiếp theo nhằm giảm nhẹ nguy cơ dễ tổn thương và rủi ro đối với thị trường ngân hàng vẫn rất quan trọng.
WB khuyến nghị, các cấp có thẩm quyền có thể khuyến khích các ngân hàng cải thiện tỷ lệ an toàn vốn và tăng cường khung thể chế về giám sát an toàn (bao gồm cả việc phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh do quan hệ liên kết giữa ngân hàng với các tập đoàn doanh nghiệp) và can thiệp sớm (xác định sớm vấn đề và phòng ngừa xảy ra khủng hoảng lan rộng).
Ngoài các gói kích cầu ngắn hạn, tăng cường quản lý đầu tư công cũng hết sức quan trọng nhằm xử lý những thiếu hụt phát sinh về hạ tầng – chẳng hạn về năng lượng, giao thông và vận tải – hiện đang ngày càng trở thành trở ngại với tăng trưởng.
Bên cạnh đó, các cấp có thẩm quyền cũng cần đẩy nhanh những cải cách cơ cấu nhằm tăng cường môi trường pháp quy trong các dịch vụ trụ cột quan trọng (công nghệ thông tin và truyền thông, điện, vận tải), để xanh hóa nền kinh tế, tạo dựng vốn nhân lực và cải thiện môi trường kinh doanh.
Ông Alex Hambly chia sẻ cơ hội và thách thức đối với đầu tư ở Việt Nam nhân dịp ông được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Hội đồng đầu tư VinaCapital.
Cầu tiêu dùng yếu, cạnh tranh gia tăng, áp lực lạm phát và áp lực đáo hạn trái phiếu đặt ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp, tiềm ẩn rủi ro với tăng trưởng những tháng cuối năm.
Nếu quá trình phụ hồi tiếp tục được mở rộng, Việt Nam tiếp tục trên đà có được triển vọng sáng sủa hơn với dự báo mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.