Thị trường bất động sản TP.HCM thiết lập mặt bằng giá mới
TP.HCM là nơi có biên độ tăng giá cao nhất trong cả nước đồng thời cũng là thị trường có chu kỳ thiết lập mặt bằng giá mới ngắn hơn so với các tỉnh thành khác.
Hàng tồn kho được giải phóng trong khi nguồn cung mới bị hạn chế nên phần lớn các sàn giao dịch bất động sản thiếu hàng hoá mới để bán.
Theo nhận định của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, do nguồn cung trong năm 2017 có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2016 trong khi giao dịch tốt nên các sàn giao dịch bất động sản thiếu hàng.
“Phần lớn các sàn giao dịch bất động sản thiếu hàng hóa mới để bán. Tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc giảm nhân viên vì không có sản phẩm để bán,” Hội Môi giới cho biết.
Đánh giá về hiện tượng này, Hội Môi giới cho rằng, kể từ khi thị trường bất động sản phục hồi, các quỹ đất tồn kho đã được khai thác hết, trong khi việc hình thành quỹ đất mới rất hạn chế do giá đất tăng và việc đền bù giải tỏa gặp rất nhiều khó khăn.
Việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện luật mới về nhà ở và kinh doanh bất động sản hướng đến bảo vệ người tiêu dùng, chính quyền siết chặt hơn rất nhiều các điều kiện để một dự án bất động sản có đủ điều kiện chào bán ra thị trường như phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính, có sổ đỏ được duyệt quy hoạch, xong hạ tầng và có bảo lãnh ngân hàng...
Các doanh nghiệp cần có thời gian để thích nghi với những quy định này trong điều kiện việc tiếp cận nguồn vốn phát triển dự án bất động sản của nhiều chủ đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.
“Các đề xuất về đánh thuế tài sản của Bộ Tài chính, việc thanh, kiểm tra, chống tham nhũng mạnh mẽ trong lĩnh vực đất đai, bất động sản được chính quyền đẩy mạnh phần nào có tác động tới các chủ đầu tư nên một số doanh nghiệp có xu hướng chậm lại việc triển khai các dự án, bán hàng ra thị trường,” Hội Môi giới nhận xét.
Thống kê từ Hội cho thấy, Hà Nội có 54 dự án bất động sản chào bán năm 2017, cung cấp ra thị trường 34.217 căn hộ, 950 biệt thự và 999 nhà phố.
Trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh có 70 dự án bất động sản mới chào bán, cung cấp cho thị trường 37.067 căn hộ, 1.057 biệt thự, 3.362 căn nhà phố và 1.518 sản phẩm đất nền.
Cũng giống như báo cáo của các công ty tư vấn như CBRE và JLL, Hội Môi giới ghi nhận sự phát triển vượt trội của phân khúc nhà ở có giá trung bình trong năm 2017.
Trong đó, Hà Nội ghi nhận nguồn cung lớn các căn hộ có mức giá phù hợp nhu cầu thị trường, với 60,1% sản phẩm có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 tập trung ở các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Đông Anh và Từ Liêm. Phân khúc trung cấp từ 25 - 35 triệu đồng/m2 chiếm 26,7% tập trung chủ yếu tại các quận Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Thanh Xuân.
Tại TP. Hồ Chí Minh, phân khúc căn hộ có mức giá vừa túi tiền đã được các chủ đầu tư ưu tiên phát triển, với căn hộ có mức giá dưới 35 triệu đồng/m2 chiếm tới 71,3% sản lượng sản phẩm chào bán. Cụ thể hơn, các sản phẩm ở phân khúc bình dân có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2 chiếm tới 54,7% tổng nguồn cung mới căn hộ.
“Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho thị trường vì phát triển bất động sản phù hợp khả năng chi trả sẽ giúp thị trường phát triển ổn định, khả năng thanh khoản cao,” Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định trong báo cáo toàn cảnh về thị trường bất động sản 2017.
Nguồn cung căn hộ cao cấp và hạng sang tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã giảm đáng kể trong năm qua.
Tại Hà Nội, phân khúc cao cấp có mức giá từ 35 - 45 triệu đồng/m2 chiếm khoảng 12,2 % nguồn cung tập trung ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy và Tây Hồ. Trong năm qua phân khúc căn hộ hạng sang chào bán mới có giá bán trên 45 triệu đồng/m2 không đáng kể.
Tại TP. Hồ Chí Minh, do việc quỹ đất ở trung tâm quận 1, 2, 3, 4 và 7 ngày càng khan hiếm nên hầu hết các dự án phát triển tại khu vực này các chủ đầu tư đều ưu tiên phát triển căn hộ phân khúc siêu cao cấp có giá bán trên 45 triệu/m2. Cá biệt thời gian gần đây có những dự án chủ đầu tư mạnh dạn phát triển sản phẩm có mức giá bán trên 70 - 100 triệu/m2. Phân khúc này chiếm 10,9% nguồn cung mới toàn thị trường căn hộ.
Theo đánh giá của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nguồn cung căn hộ cao cấp ở hai thị trường trọng điểm trong năm vừa qua không phải do phân khúc này kém hấp dẫn mà do không còn quỹ đất phù hợp tại các quận trung tâm để phát triển bất động sản cao cấp, đặc biệt là tại thị trường Hà Nội.
Ghi nhận từ các sàn giao dịch cho thấy sức tiêu thụ tại các dự án mới tại cả TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đều được hấp thụ rất tốt. Hà Nội có xấp xỉ 21.000 giao dịch, còn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận gần 41.100 giao dịch.
TP.HCM là nơi có biên độ tăng giá cao nhất trong cả nước đồng thời cũng là thị trường có chu kỳ thiết lập mặt bằng giá mới ngắn hơn so với các tỉnh thành khác.
Thị trường căn hộ TP. HCM đã diễn biến trái với sự lo lắng của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam lạc quan về triển vọng thị trường nhà ở tại các thành phố lớn và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch và các đặc khu kinh tế dự kiến thành lập.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.