Quốc tế
Sau lệnh cấm, Mỹ kêu gọi đồng minh 'ghẻ lạnh' Huawei
Chính phủ Mỹ mới đây được cho là đang cố gắng thuyết phục các nhà cung cấp mạng không dây và internet tại các nước đồng minh tránh không sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei.
Theo thông tin mới đây được đưa bởi Wall Street Journal, giới chức trách Mỹ đã kết nối với những đối tác chính phủ cũng như các nhà điều hành viễn thông tại các quốc gia đồng minh liên quan đến vấn đề rủi ro an ninh mạng khi sử dụng thiết bị của Huawei.
Các nhà lãnh đạo của cơ quan tình báo cũng như không ít nhân vật khác tại Mỹ bày tỏ sự lo ngại về việc Huawei và các doanh nghiệp khác từ Trung Quốc có thể là "tai mắt" của Bắc Kinh, gia tăng nguy cơ gián điệp.
Washington cũng được cho là đang cân nhắc tăng viện trợ tài chính đối với hoạt động phát triển viễn thông tại các quốc gia không sử dụng thiết bị sản xuất bởi Trung Quốc, WSJ dẫn nguồn thạo tin.
Mối lo ngại của Nhà Trắng xuất phát từ tình trạng sử dụng thiết bị viễn thông của Trung Quốc tại các quốc gia có căn cứ quân sự Mỹ như Đức, Ý hay Nhật Bản. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất của Trung Quốc cũng bị nghi ngờ có khả năng do thám hoặc vô hiệu hóa kết nối thông qua các bộ phận trên thiết bị sử dụng 5G.
Động thái mới nhất này của Mỹ theo sau quyết định cấm sử dụng công nghệ từ Huawei cũng như ZTE hồi giữa tháng 8 vừa qua.
Cụ thể, Quốc hội Mỹ ban hành lệnh cấm chính phủ Mỹ và bất kỳ ai làm việc với chính phủ sử dụng công nghệ đến từ Huawei, ZTE cùng một số doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc khác.
Các đơn vị liên quan đến chính phủ sẽ hoàn toàn không được sử dụng thành phần, dịch vụ từ Huawei và ZTE trong những công việc quan trọng đối với hệ thống đang được sử dụng trong thời hạn 2 năm tới.
Theo thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, "Huawei và ZTE đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ. Sản phẩm và dịch vụ của họ thường được sử dụng vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và gián điệp, khiến người dân và nền kinh tế Mỹ gặp rủi ro", AFP dẫn lời.
Hồi đầu năm nay, nỗ lực bước chân vào thị trường Mỹ của Huawei với sản phẩm Mate 10 cao cấp bất ngờ đổ bể khi hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn thứ hai tại Mỹ AT&T từ chối kết hợp.
Theo thông tin từ The Verge, Huawei cùng ZTE từ lâu đã rơi vào sự chú ý của chính phủ Mỹ và báo cáo của Nhà Trắng năm 2012 coi hai công ty viễn thông này là mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Giấc mơ Mỹ khó thành của ZTE và Huawei
Huawei vượt mặt Apple trở thành hãng điện thoại lớn thứ 2 thế giới
Theo phân tích của công ty tư vấn Counterpoint Research, Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu của Trung Quốc đã vượt qua doanh số smartphone của Apple vào tháng 6 và tháng 7 vừa qua.
Huawei công bố 'chip' trí tuệ nhân tạo di động đầu tiên
Sản phẩm Kirin 970 là nền tảng điện toán trí tuệ nhân tạo (AI) di động đầu tiên của Huawei được trang bị bộ xử lý thần kinh chuyên dụng (NPU).
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Bảng giá vàng hôm nay 4/5: Dự báo giá vàng tuần tới 5-9/5/2025
Giá vàng đã giảm hai tuần liên tiếp. Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy xu hướng tiếp tục đi xuống khi thị trường dồn sự chú ý vào Fed và diễn biến đàm phán Mỹ – Trung.
Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam
Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.
Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng
Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.