Sau Nghị định 116 lại đến Thông tư 41 làm khó các hãng ô tô nhập khẩu
Hoàng Linh
Thứ tư, 05/12/2018 - 08:33
Mặc dù đã có sự sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế, một số thông tư của Việt Nam liên quan đến ngành ô tô được đánh giá vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý.
Các hãng ô tô nhập khẩu vẫn tiếp tục gặp khó bởi các quy định
Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/ 9/2018 nhấn mạnh: “Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định.
Quy định này làm phát sinh thêm thời gian thông quan, tăng chi phí lưu kho, phí kiểm tra chất lượng (phí kiểm tra chất lượng khí thải). Cùng là một mẫu xe nhưng thuộc các lô hàng khác nhau nên vẫn phải kiểm tra”.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy trình kiểm tra theo hướng áp dụng quản lý trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Cụ thể, chỉ kiểm tra mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại xe đối với tất cả các lô hàng thay vì áp dụng cho từng lô xe nhập khẩu.
Đây là một tin vui đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô sau khi thực tế cho thấy Nghị định 116 gần như đã ngừng toàn bộ việc kinh doanh xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) của các nước phát triển như Nhật Bản, châu Âu nửa đầu năm nay.
Tuy vậy, phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ 2018, ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) bày tỏ sự quan ngại đối với tính thực thi của Thông tư 41/2018/TT-BGTVT (Thông tư về danh mục các mặt hàng có khả năng không an toàn thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông Vận tải).
Các vấn đề chính được đại diện doanh nghiệp châu Âu nêu ra bao gồm sự khác biệt trong các định nghĩa được sử dụng, việc thiếu các trung tâm kiểm định xe có thẩm quyền và giai đoạn chuyển tiếp chưa đủ.
Theo báo cáo của Nhóm Công tác ô tô/xe máy VBF, Nghị định 116 và Thông tư 41 cũng gặp phải một số vấn đề trong các điều khoản.
Nghị định 116, Điều 2, khoản 1 ghi rõ: “Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan”.
Tuy nhiên, dự thảo Thông tư lại quy định đối tượng áp dụng bao gồm cả những doanh nghiệp nhập khẩu phụ tùng thay thế. Những doanh nghiệp nhập phụ tùng thay thế này không thuộc đối tượng quản lý của Nghị định 116.
Theo đó, nhóm công tác đề nghị sửa đổi Điều 2 của Dự thảo Thông tư theo hướng: “Thông tư này áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu linh kiện cho mục đích sản xuất, lắp ráp ô tô và các tổ chức, cơ quan liên quan đến việc quản lý, kiểm tra, thử nghiệm ô tô và linh kiện ô tô cho mục đích sản xuất, lắp ráp”.
Liên quan đến đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản phẩm (đánh giá COP), nhóm công tác kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi nội dung dự thảo Thông tư theo hướng Cơ quan đăng kiểm Việt Nam chấp nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hoặc kết quả đánh giá COP được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Liên quan đến đối tượng áp dụng trong khuôn khổ Thông tư 41, nhóm công tác đề xuất chỉnh sửa nội dung nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và khách hàng.
Theo đó, “Thông tư này không áp dụng cho các phụ kiện, linh kiện được sử dụng với mục đích sửa chữa, thay thế.
Trong trường hợp Thông tư này vẫn áp dụng cho các phụ kiện, linh kiện sử dụng với mục đích sửa chữa, thay thế, chúng tôi đề xuất Bộ Giao thông vận tải ban hành lộ trình áp dụng phù hợp và chỉ áp dụng thực hiện chứng nhận, công bố hợp chuẩn hợp quy đối với các kiểu loại phụ kiện, linh kiện được sản xuất sau ngày ban hành của thông tư này”, báo cáo chỉ rõ.
Chính thức có hiệu lực vào ngày 15/9/2018, Thông tư 41/2018/TT-BGTVT (Thông tư 41) quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải. Thông tư này yêu cầu các sản phẩm trong danh mục sản phẩm hàng hóa thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này phải được chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường.
Trong khi các doanh nghiệp ô tô ngoại cho rằng các quy định tại Nghị định 116 và Thông tư 03 của Chính phủ là những hàng rào khó vượt thì các doanh nghiệp ô tô trong nước lại cho rằng những quy định này không có gì khó khăn để thực hiện.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.