Tài chính
SHB ghi nhận lợi nhuận quý I cao kỷ lục
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với việc công bố những thành tựu nổi bật trong năm tài chính 2023 – dấu mốc kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng.
Theo báo cáo của ban điều hành, tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của SHB đạt hơn 630.500 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm trước. Vốn tự có hơn 70.268 tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 đạt 497.417 tỷ đồng; dư nợ cấp tín dụng đạt 455.718 tỷ đồng.
Mới đây, SHB được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm B1, cho thấy tính hiệu quả, an toàn và bền vững của ngân hàng tiếp tục được củng cố trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.
Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 đạt 21.328 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 9.239 tỷ đồng. SHB là ngân hàng quản lý chi phí tốt nhất thị trường với chỉ số CIR (tỷ lệ chi phí trên thu nhập) ở mức 23,7%.
Năm qua, SHB hoàn tất việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động và trả cổ tức 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%, qua đó tăng vốn điều lệ lên 36.629 tỷ đồng, nằm trong Top 4 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất hệ thống. Tháng 7/2023, cổ phiếu SHB đã chính thức gia nhập nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất VN30, qua đó nâng tầm vị thế trên thị trường chứng khoán.
Năm 2023, SHB đã hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn cổ phần SHBFinance cho Ngân hàng Krungsri của Thái Lan và sẽ chuyển nhượng 50% vốn còn lại sau 3 năm, qua đó tạo thêm nguồn lực để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở các phân khúc trọng tâm, bổ sung bộ đệm vốn, tăng cường năng lực tài chính.
Ngân hàng tiếp tục triển khai phương án chuyển nhượng vốn tại Ngân hàng TNHH MTV Sài Gòn – Hà Nội Lào (SHB Lào) và Ngân hàng TNHH MTV Sài Gòn – Hà Nội Campuchia (SHB Campuchia). Hiện nay, đã có nhà đầu tư đề nghị mua lại toàn bộ cổ phần tại SHB Lào và hai bên đang làm việc để hoàn tất các thủ tục theo quy định.
Trên thị trường quốc tế, SHB đã và đang là đối tác tin cậy của nhiều định chế tài chính như WB, IFC, ADB, KfW… Cũng trong năm qua, SHB đã ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Ngân hàng Busan thuộc Tập đoàn tài chính BNK của Hàn Quốc, thiết lập quan hệ đối tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng số và ngân hàng đầu tư.
Về lộ trình chuyển đổi toàn diện, SHB đang tập trung nguồn lực để triển khai chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện dựa trên 4 trụ cột: Cải cách cơ chế, chính sách, quy định, quy trình; Con người là chủ thể; Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm; Hiện đại hóa công nghệ thông tin và chuyển đổi số và kiên định theo 6 giá trị văn hóa cốt lõi “Tâm – Tin – Tín –Tri – Trí – Tầm”.
Hiện thực hóa quyết tâm đó, HĐQT SHB đã quyết định thành lập khối chuyển đổi với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về tài chính ngân hàng và phê duyệt chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024-2028.
Theo đó, SHB đặt mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng top 1 về hiệu quả; ngân hàng số được yêu thích nhất; ngân hàng bán lẻ tốt nhất đồng thời là ngân hàng top đầu cung ứng nguồn vốn, sản phẩm tài chính dịch vụ với khách hàng doanh nghiệp chiến lược tư nhân và Nhà nước, có chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, hệ sinh thái, phát triển xanh.
Riêng trong năm 2024, năm bản lề của chiến lược chuyển đổi, SHB đặt kế hoạch tổng tài sản vượt 701.000 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng 12% lên 40.658 tỷ đồng; kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tăng trưởng tổng dư nợ cấp tín dụng 14% (điều chỉnh theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước), Huy động thị trường 1 phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế. Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu tăng 22%, đạt 11.286 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến chi trả cổ tức 2024 tỷ lệ 18%.
Đặc biệt, thay mặt ban điều hành, Tổng giám đốc Ngô Thu Hà thông báo lợi nhuận trước thuế quý I năm 2024 đạt hơn 4.017 tỷ đồng, thực hiện 35% kế hoạch năm.
Những thương vụ nghìn tỷ dưới ‘bàn tay’ của Phó chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?