[Phóng sự ảnh] Lợn không rõ nguồn gốc vẫn vào chợ
Lượng lớn thịt lợn từ cơ sở giết mổ được đưa vào chợ đầu mối của TPHCM qua kiểm tra cho thấy không đảm bảo đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc.
Ngay ngày đầu tiên thực hiện, hơn 5.000 con heo không đầy đủ thông tin vẫn được vào hai chợ đầu mối.
Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo tại TP.HCM đã triển khai từ cuối năm 2016. Với mong muốn kiểm soát chặt hơn nguồn thịt vào thành phố, UBND TP.HCM đã quyết định, từ ngày 16/10/2017, thịt heo không đeo vòng nhận diện và không có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc sẽ không được phép nhập hai chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn và Bình Điền.
5.000 con vi phạm
Để thực hiện quyết định của UBND TP.HCM, đêm 15 rạng sáng ngày 16/10, đoàn công tác của Sở Công Thương TP.HCM đã kiểm tra tại hai chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn.
Tại chợ đầu mối Bình Điền, Ban quản lý chợ cho biết, tính tới thời điểm 0 giờ, có 22 xe chở heo (tương đương 400 con) vào chợ nhưng chỉ 4 xe có đầy đủ thông tin truy xuất (tức gồm thông tin được kích hoạt từ trang trại, thông tin tại đầu vào và đầu ra của cơ sở giết mổ). Do không đầy đủ thông tin truy xuất nên số heo trên đã bị Ban quản lý chặn lại và không cho nhập chợ. Lúc này, nhiều thương lái đã gây áp lực đối với ban quản lý chợ. Ban quản lý đã phải xin ý kiến Sở Công thương.
Dưới áp lực của thương lái, đoàn kiểm tra của Sở Công thương do ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở, làm trưởng đoàn đã bàn bạc cùng công ty quản lý chợ Bình Điền và quyết định vẫn cho các xe heo không đạt yêu cầu nhập chợ.
Tại chợ đầu mối Hóc Môn, ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc chợ, cho biết, 100% xe heo về chợ Hóc Môn có đeo vòng truy xuất nguồn gốc nhưng chỉ 24% xe có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến lò giết mổ, số còn lại chỉ có thông tin từ trang trại mà không có thông tin ở lò giết mổ.
Theo số liệu từ Sở Công Thương cập nhật trưa ngày 16/10, đêm 15 rạng sáng 16/10 có tổng cộng 9.776 con heo chuyển về TP.HCM tiêu thụ. Tính chung, trong ngày đầu tiên thực hiện quyết liệt chỉ đạo của UBND TP.HCM, có tới hơn 5.000 con không đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc vẫn nhập hai chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền. Nguồn heo này từ đó sẽ đi tới các chợ lẻ của thành phố.
Khó khăn trong việc sử dụng thiết bị
Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo triển khai vào ngày 16-12-2016. Sở Công Thương giao cho Hội Công nghệ cao thiết kế một ứng dụng miễn phí cài đặt trên điện thoại để soi thịt heo nhằm nhận biết nguồn gốc. Người tiêu dùng có thể kiểm tra nguồn gốc thịt bằng cách tải ứng dụng miễn phí Te-food trên www.te-food.com vào smartphone hay sử dụng máy kiểm tra đặt tại chợ. Dữ liệu liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc thịt này sẽ được hệ thống quản lý lưu trữ đến 10 năm.
Không ít lần trả lời báo chí, ông Nguyễn Ngọc Hòa đều cho biết, đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo tới thời điểm này đã thành công ở kênh phân phối hiện đại. Các đơn vị phân phối truyền thống lớn như Saigon Co.op, Satra, Lotte Mart, Big C… đều kinh doanh thịt heo từ các đơn vị, công ty cung ứng lớn như Vissan, Anh Hoàng Thy…
Ở kênh phân phối truyền thống việc triển khai đề án gặp nhiều khó khăn do người chăn nuôi, thu mua, giết mổ, phân phối thịt heo quá đông, bao gồm các hộ chăn nuôi, tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ, các thương lái. Đối với các thương lái, hiện nay họ là những người hoạt động tự do, không đăng ký kinh doanh, mua bán tự phát, không bị ràng buộc tuân thủ các quy trình quản lý nên thiếu hợp tác, không tích cực, chủ động tham gia.
Trong đêm đi kiểm tra hai chợ đầu mối, ông Hòa cho biết, ngoài những khó khăn nêu trên thì điểm nghẽn lớn của đề án truy xuất nguồn gốc hiện nay là sự thiếu tham gia, thiếu hợp tác của các cơ sở giết mổ.
Ông Hòa dẫn số liệu, trước khi lò mổ Xuyên Á chưa bị tạm đóng cửa, lượng heo về hai chợ đầu mối chủ yếu được mổ tại các lò mổ có công suất 6.000 con/ngày của TP.HCM, còn lại 2.000 - 2.500 con là từ lò mổ của các tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn heo được mổ từ các cơ sở thuộc tỉnhchuyển về TP.HCM.
Để lý giải cho hành động tập hợp, phản ứng gay gắt trong đêm 15, rạng sáng 16/10, các thương lái tại chợ Bình Điền cho biết, thịt heo họ mang về chợ vẫn có giấy chứng nhận kiểm dịch, niêm phong xe theo quy định của Luật Thú y. Heo không có thông tin về nơi giết mổ, thương lái giải thích là do trình độ thấp, chủ yếu là lao động phổ thông nên khó khăn trong việc sử dụng thiết bị và lực lượng thú y từ tỉnh chưa hỗ trợ kích hoạt. Thương lái còn cho rằng, TP.HCM phải kiểm soát, truy xuất nguồn gốc heo từ cơ sở chăn nuôi, từ lò mổ chứ không phải kiểm soát ở chợ đầu mối.
Đại diện chợ đầu mối Bình Điền nêu nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu thông tin ở lò mổ là do cán bộ thú y và chủ lò mổ ở tỉnh không phối hợp hỗ trợ kích hoạt vòng truy xuất màu trắng khi heo ra khỏi lò.
Trước đó, trong đợt chuẩn bị cho hoạt động siết kinh doanh ở hai chợ đầu mối vào ngày 16/10, để tránh tình trạng heo không thể vào chợ đầu mối do thiếu thông tin truy xuất đầy đủ sẽ được “tuồn” ra chợ lẻ, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo 24 quận, huyện, ban quản lý các chợ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt nguồn thịt lợn tại địa bàn, chợ…
Lượng lớn thịt lợn từ cơ sở giết mổ được đưa vào chợ đầu mối của TPHCM qua kiểm tra cho thấy không đảm bảo đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. HCM, từ ngày 16/10, sẽ kiên quyết không cho thịt lợn không đeo vòng nhận diện và không có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc được nhập vào chợ đầu mối của TP. HCM.
Sản phẩm có chứng nhận Global GAP được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, tạo độ tin cậy cao cho các nhà phân phối lớn và mở ra cơ hội xuất khẩu thịt heo cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).
Tập đoàn FPT đã chính thức trở thành đối tác công nghệ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, đánh dấu bước tiến lớn trong chiến lược toàn cầu hóa.
Sở hữu bất động sản hạng sang ngày càng trở thành xu hướng của giới tinh hoa. Minh chứng là những căn hộ hạng sang tại tổ hợp đẳng cấp Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng liên tục được “săn lùng”, đặc biệt là loại căn hộ Dual Front và Duplex.
G7 Taxi sẽ mua 899 chiếc VinFast VF 5 màu trắng nguyên bản để triển khai dịch vụ taxi xanh tại các thành phố lớn từ nay đến hết năm 2025.
Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.