Nếu cho rằng tăng thuế VAT thì người giàu sẽ chịu gánh nặng nhiều hơn người nghèo thì cần phải nhìn nhận lại, bởi thực tế tại Việt Nam số người nghèo còn khá lớn, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc UCA nhận định.
Tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng đến người nghèo
(Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA)
Nếu cho rằng thuế VAT thấp mang lại lợi ích cho người giàu nhiều hơn người nghèo do mức chi tiêu của người giàu nhiều hơn. Hay nói cách khác là tăng thuế VAT sẽ khiến người giàu chịu gánh nặng thuế nhiều hơn người nghèo thì cần phải nhìn nhận lại. Bởi thực tế tại Việt Nam thành phần lớn dân số là người nghèo. Tăng thuế VAT sẽ dẫn đến tăng toàn bộ chi phí đầu vào tạo ra sản phẩm. Từ đó làm tăng giá thành sản phẩm và chi phí của doanh nghiệp.
Trước đây, người nghèo mỗi ngày đủ tiền để cho con uống 2 hộp sữa, tuy nhiên, nếu tăng thuế VAT, họ chỉ có thể cho con uống 1 hộp sữa/ngày. Doanh nghiệp sản xuất sữa đáng ra bán được doanh thu 1 tỷ, họ nộp thuế 100 triệu, giờ khó bán hàng, họ bán được 500 triệu nhưng phải nộp thuế 60 triệu. Bản thân họ sẽ phải tự cắt giảm công nhân, thu hẹp sản xuất...
Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng thuế nông nghiệp 0% sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu mua các mặt hàng lương thực thực phầm thiết yếu của người dân. Thế nhưng, trên thực tế lại không hẳn như vậy. Tăng thuế VAT sẽ dẫn đến tăng toàn bộ chi phí đầu vào tạo ra sản phẩm, đội giá thành lên, dẫn đến người nông dân sẽ bán được ít hàng hơn.
Như vậy, người nông dân đang gián tiếp nộp thuế. Còn các siêu thị khi bán hàng phải nộp thuế nên đã cộng thêm tiền thuế vào sản phẩm. Giá sản phẩm tăng lên đương nhiên sẽ khiến lượng bán hàng chắc chắn sẽ giảm đi.
Tôi lấy ví dụ, tổng nhu cầu chi phí sinh hoạt của một gia đình trong vòng một tháng là 10 triệu, đáng ra bình thường họ có thể mua 10 cân thịt thì khi tăng thuế VAT, giá thịt tăng cao khiến họ chỉ có thể mua được 8 cân. Tổng thu nhập không đổi mà chi phí tăng khiến cuộc sống người dân chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Bộ Tài chính dùng biện pháp tăng thuế VAT để tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, rủi ro lâu dài là rất nhiều mặt hàng sản xuất sẽ bị đình trệ. Sản xuất không phát triển dẫn đến nền kinh tế không tăng trưởng. Và đương nhiên tổng thu thuế sẽ giảm. Vậy, xin hỏi Bộ Tài chính, chúng ta nên duy trì và tạo động lực để tăng nguồn thu một cách bền vững từ người nộp thuể hay tăng thuế để tiêu diệt nguồn thu?
Tăng thuế VAT doanh nghiệp thêm khó khăn
(Nguyễn Khắc Hiếu, Giám đốc Công ty CP Nghệ thuật quốc tế AZ)
Tăng thuế VAT lên 12% là quá nguy hiểm. Nếu GDP đầu người cao, thuế cao thì hợp lý, nhưng GDP của chúng ta chưa cao, chúng ta đa phần là người nghèo, người lao động. Do đó, đánh thuế như vậy sẽ rút thẳng vào túi tiền của mỗi người dân. Người lao động có nâng lương lên cũng không bù đắp được, có đi làm thêm cũng chưa chắc trang trải đủ cho cuộc sống.
Tôi lấy ví dụ, thuế bảo vệ môi trường tăng lên quá cao trong giá xăng, người dân có lẽ sẽ phải bỏ xe máy, bỏ ô tô để đi xe đạp hoặc không dám ra đường vì chi phí đi lại quá đắt đỏ. Nói cách khác, việc tăng thuế sẽ làm cho đất nước bị kìm hãm và không tăng trưởng do người dân thắt lưng buộc bụng, hạn chế tiêu dùng bởi họ chỉ đủ tiền chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết nhất.
Trong khi đó, để nền kinh tế phát triển thì doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm, người tiêu dùng phải chịu chi. Từ đó, doanh nghiệp bán được hàng họ mới có tiền đóng thuế nhiều. Nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, kích thích việc thu thuế tự nhiên, kinh doanh nhiều ắt phải nộp thuế nhiều chứ không phải là bằng mọi cách tăng mức nộp thuế của doanh nghiệp lên cao trong khi việc kinh doanh của họ chỉ có vậy. Như thế chẳng khác nào đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.
Tôi cho rằng không nên tăng thuế trong thời điểm hiện tại và nhiều năm tới. Nếu cứ tăng thuế chẳng khác nào thời xưa sưu cao thuế nặng, sức con người không chịu được việc đóng thuế tất yếu sẽ dẫn đến nhưng hậu quả rất lớn.
Tăng thuế VAT, chịu ảnh hưởng nhất là người nghèo
(PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)
VAT là thuế gián thu, đánh trực tiếp vào hàng hoá, đương nhiên sẽ làm giá hàng hóa tăng lên, ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Tăng thuế VAT sẽ gây ra những tác động lớn đến toàn xã hội, đặc biệt là tạo áp lực với người có thu nhập thấp, người chịu ảnh hưởng nhất là người nghèo.
Đồng thời, tăng thuế sẽ làm tăng giá sản phẩm dẫn đến sức mua trên thị trường chắc chắn sẽ giảm sút. Sản xuất khó tiêu thụ. Từ đó ảnh hưởng đến sản xuất, tác động ngược trở lại doanh nghiệp, làm sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm đi và suy giảm tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó, mục tiêu của chúng ta là ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát. Trong khi đó, thuế là yếu tố cấu thành lên giá, giá tăng thì lạm phát cũng tăng. Đây là vấn đề cần hết sức cân nhắc.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) tác động tới người nghèo không nhiều là chưa chính xác, lập lờ. Thực chất phải ngược lại.
Bất kì người dân nào, không phải là doanh nghiệp, thì đều là đối tượng chịu thuế VAT vì đó là thuế gián thu. Họ là người tiêu dùng cuối cùng, thuế tăng lên bao nhiêu thì họ gánh chịu hết - các chuyên gia phản bác ý kiến của lãnh đạo Bộ Tài chính khi cho rằng, tăng thuế VAT không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo.
Có thực sự là thuế suất VAT thấp mang lại lợi ích cho người giàu hơn người nghèo hay nói cách khác là tăng thuế VAT thì người giàu chịu gánh nặng thuế nhiều hơn?
Các tín hiệu của tăng trưởng kinh tế năm 2024 tiếp tục khả quan đang khiến nhiều người lao động lạc quan hơn về triển vọng việc làm và thu nhập năm 2025.
Quyết tâm chống lãng phí đang thổi luồng sinh khí mới, mang lại hy vọng cho dự án chống ngập nghìn tỷ ở TP. HCM thoát khỏi tình trạng 'dậm chân tại chỗ'.
Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ.
VACD và hành trình vì một nền quản trị tốt hơn - 15 giờ
Chiều 3/12/2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO) đã đến thăm và làm việc với Học viện Tài chính nhằm thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Hàng nghìn tỷ đồng đã được Dragon Capital rót vào các “tên tuổi” lâu năm trong ngành chứng khoán thông qua các kế hoạch hợp tác về kinh doanh, tăng vốn điều lệ.
Thông tư 02 về tái cơ cấu và giãn nợ dự kiến sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, và theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ không gia hạn chính sách này.