Tăng trưởng xuất khẩu và 5 câu hỏi của Thủ tướng

Quỳnh Chi Thứ hai, 23/04/2018 - 14:27

Tại hội nghị trực tuyến về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu sáng 23/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 5 câu hỏi lớn cần được giải quyết để xuất khẩu của Việt Nam từng bước chiếm lĩnh thị trường quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.

Theo Thủ tướng Chính phủ, thị trường trong nước với gần 100 triệu dân đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhưng quan trọng nhất để tăng trưởng và phát triển bền vững thì cần nhìn vào thị trường toàn cầu.

Trong năm qua, lần đầu tiên xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD, đạt mức 214 tỷ USD trong năm 2017 với nhiều ngành hàng có kim ngạch lớn như: điện tử, chế biến - chế tạo, nông nghiệp... nhiều sản phẩm đã tìm ra được lối đi riêng, biết ứng dụng công nghệ 4.0 để cải tiến mẫu mã.

So với quy mô xuất khẩu năm 2011 (96,9 tỷ USD), thời điểm bắt đầu thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, xuất khẩu sau 7 năm đã bằng 2,21 lần. Tốc độ tăng xuất khẩu bình quân đạt 12%/năm.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc mở cửa tiếp cận thị trường mới, với các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, đã góp phần thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu phát triển. Đây là điều quan trọng để nước ta không phụ thuộc vào một vài bạn hàng, một vài ngành hàng, góp phần nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.

“Nhiều lãnh đạo kể cả các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thậm chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đều đi tiếp thị cho sản phẩm của Việt Nam, tìm thị trường mới”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thủ tướng  cũng nhìn nhận hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như sản phẩm chưa đa dạng, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao, vẫn còn nhiều nút thắt về sản xuất, thị trường, cơ chế chính sách, thực thi công vụ...

Khó khăn trong thương mại toàn cầu năm nay và những năm tiếp theo luôn hiện hữu do căng thẳng ở nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có nguy cơ của một cuộc chiến thương mại. Xu hướng bảo hộ gia tăng, nhất là những tháng đầu năm 2018, cần nắm bắt vấn đề này để đa dạng hóa trong xuất khẩu.

Các nước nâng các tiêu chuẩn, đặc biệt đối với nông sản, thực phẩm, kể cả quy định về đánh bắt thủy sản hợp pháp, truy xuất nguồn gốc, dư lượng kháng sinh, bảo vệ thực vật ngày càng khắt khe hơn.

“Sản xuất mà không quản lý tốt khâu đầu vào để có nền nông nghiệp sạch thì khó xuất khẩu”, Thủ tướng lưu ý.

Mặt khác, tính cạnh tranh hàng xuất khẩu ngày càng gay gắt trong khi, một bộ phận người dân, doanh nghiệp sản xuất chưa gắn với thị trường, chất lượng chưa đồng đều. Một số sản phẩm trước tốt, sau xấu, thậm chí có sản phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam.

Thủ tướng cho rằng có 5 câu hỏi lớn cần được giải quyết để xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh và bền vững, từng bước chiếm lĩnh thị trường quốc tế.

Thứ nhất, cần đưa ra các giải pháp làm tăng giá trị gia tăng xuất khẩu của Việt Nam; các doanh nghiệp Việt có thể tham gia mạnh mẽ và chuyển dịch lên chuỗi giá trị toàn cầu chứ không chỉ có tôm đông lạnh, cá phi-lê và chế biến thô. Thứ hai, cần chỉ ra và loại bỏ những nút thắt lớn trong xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần đưa ra các phương án để doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt được thông tin thị trường, quy định pháp luật ở nước ngoài, những cơ hội và rủi ro, những định hướng thị trường đối với sản xuất, xuất khẩu; đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay.

Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục phát triển thị trường, tạo cầu cho hàng hóa đồng thời nắm rõ những hiệp định, ưu đãi thuế có liên quan đến sản xuất trong nước.

Ngoài ra cần nhìn nhận các khâu còn yếu của Việt Nam trong xuất khẩu hiện nay; chẳng hạn như ngoại ngữ, pháp luật và chất lượng; từ đó đề xuất những chiến lược tổng quan để đẩy mạnh xuất khẩu một cách có hệ thống và tiếp cận hiệu quả bức tranh lớn về xuất khẩu.

3 đề xuất của Bộ Công thương

Trước những khó khăn xuất khẩu Việt Nam còn phải đối mặt, Bộ Công thương đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu trong năm 2018 với 3 nhóm giải pháp lớn.

Thứ nhất, nhóm giải pháp tác động vào phía cung bao gồm: các giải pháp tập trung vào đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung, định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường; 

Từng bước nâng cao và ổn định chất lượng nông sản, thủy sản xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm; 

Tháo gỡ các quy định, vướng mắc về thuế và kiểm tra chuyên ngành đối với nguyên liệu sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các ngành sản xuất, xuất khẩu.

Thứ hai, nhóm giải pháp tác động vào phía cầu bao gồm: các giải pháp đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; 

Tăng cường ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và những biện pháp bảo hộ không phù hợp với cam kết quốc tế.

Thứ ba, nhóm giải pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức xuất khẩu, kết nối giữa cung và cầu bao gồm: các giải pháp nhằm cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường;

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn trong thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu.

HSBC: Xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trung bình 10% mỗi năm trong 10 năm tới

HSBC: Xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trung bình 10% mỗi năm trong 10 năm tới

Tiêu điểm -  7 năm
Nhân công chi phí thấp, số lượng ngày càng nhiều các hiệp định thương mại và môi trường kinh doanh cải thiện tiếp tục là những yếu tố tạo thêm lực đẩy cho xuất khẩu của Việt Nam cũng như hỗ trợ sự thâm nhập vào các thị trường mới.
HSBC: Xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trung bình 10% mỗi năm trong 10 năm tới

HSBC: Xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trung bình 10% mỗi năm trong 10 năm tới

Tiêu điểm -  7 năm
Nhân công chi phí thấp, số lượng ngày càng nhiều các hiệp định thương mại và môi trường kinh doanh cải thiện tiếp tục là những yếu tố tạo thêm lực đẩy cho xuất khẩu của Việt Nam cũng như hỗ trợ sự thâm nhập vào các thị trường mới.
Xuất khẩu gạo: 'Nghị định 109 không phải thay đổi nữa mà nên bỏ luôn đi'

Xuất khẩu gạo: 'Nghị định 109 không phải thay đổi nữa mà nên bỏ luôn đi'

Tiêu điểm -  7 năm

PGS.TS Vũ Trọng Khải cho rằng Nghị định 109 không phải thay đổi nữa mà nên bỏ đi bởi tư duy xây nên nghị định này là tư duy bao cấp, tư duy phi thị trường.

HSBC: Xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trung bình 10% mỗi năm trong 10 năm tới

HSBC: Xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trung bình 10% mỗi năm trong 10 năm tới

Tiêu điểm -  7 năm

Nhân công chi phí thấp, số lượng ngày càng nhiều các hiệp định thương mại và môi trường kinh doanh cải thiện tiếp tục là những yếu tố tạo thêm lực đẩy cho xuất khẩu của Việt Nam cũng như hỗ trợ sự thâm nhập vào các thị trường mới.

Tổng giám đốc FPT: “Hướng đi trọng điểm là xuất khẩu phần mềm và M&A ở Mỹ, Nhật'

Tổng giám đốc FPT: “Hướng đi trọng điểm là xuất khẩu phần mềm và M&A ở Mỹ, Nhật"

Doanh nghiệp -  7 năm

Theo ông Ngọc, động lực tăng trưởng doanh thu của FPT tới đây là từ mảng công nghệ với hướng đi trọng điểm thông qua những hợp đồng xuất khẩu phần mềm hàng chục triệu đô và M&A các doanh nghiệp ở Mỹ, Nhật và châu Âu.

'Giấy phép con' trong xuất khẩu gạo: Con dấu đỏ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam

'Giấy phép con' trong xuất khẩu gạo: Con dấu đỏ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Leader talk -  7 năm

TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, quy định các doanh nghiệp phải có dấu đỏ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam trước khi xuất khẩu gạo cần phải được bỏ đi.

Đà Nẵng vươn mình trở thành trung tâm kinh tế tích hợp mới

Đà Nẵng vươn mình trở thành trung tâm kinh tế tích hợp mới

Tiêu điểm -  4 giờ

Đà Nẵng đang từng bước tái định vị trong bản đồ kinh tế Việt Nam như một trung tâm hội tụ công nghiệp công nghệ cao, tài chính quốc tế, logistics và du lịch cao cấp.

Thép xanh Nam Định lăn bánh

Thép xanh Nam Định lăn bánh

Tiêu điểm -  5 giờ

Tổ hợp Thép xanh trị giá 98.000 tỷ đồng tại tỉnh Nam Định đã chính thức kích hoạt khởi công, thể hiện bước tiến mới trong tham vọng của Tập đoàn Xuân Thiện.

Thêm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ thoát thuế chống bán phá giá

Thêm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  18 giờ

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ dự kiến sẽ thuận lợi hơn khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu thuế chống bán phá giá.

500.000 tỷ đồng đã sẵn sàng bơm vào các dự án hạ tầng

500.000 tỷ đồng đã sẵn sàng bơm vào các dự án hạ tầng

Tiêu điểm -  21 giờ

Chính phủ thúc tiến độ xây dựng hạ tầng, hệ thống ngân hàng sẵn sàng bơm 500.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm.

Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định

Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định

Tiêu điểm -  2 ngày

Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

Bảo hành điện tử: Nâng tầm dịch vụ, củng cố niềm tin vào thương hiệu lớn

Bảo hành điện tử: Nâng tầm dịch vụ, củng cố niềm tin vào thương hiệu lớn

Nhịp cầu kinh doanh -  5 phút

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi, đặc biệt là trải nghiệm bảo hành cũng đã trở thành một yếu tố đóng vai trò then chốt góp phần xây dựng uy tín thương hiệu. Tập đoàn Tân Á Đại Thành, với tầm nhìn chiến lược, đã triển khai hệ thống bảo hành điện tử, khẳng định cam kết nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng một cách toàn diện và chuyên nghiệp

Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga

Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga

Doanh nghiệp -  8 phút

Hãng hàng không Vietjet vừa chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga.

Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với giải Vàng tại giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.

TP. Thủ Đức chấp thuận chủ trương 21 dự án nhà ở

TP. Thủ Đức chấp thuận chủ trương 21 dự án nhà ở

Bất động sản -  2 giờ

TP. Thủ Đức vừa chấp thuận chủ trương đầu tư 21 dự án nhà ở với tổng vốn hơn 54.000 tỷ đồng, nhằm bổ sung quỹ nhà ở.

Shophouse The Beverly Walk: 'Resort' tại gia ngay mặt tiền thương mại

Shophouse The Beverly Walk: 'Resort' tại gia ngay mặt tiền thương mại

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

The Beverly Walk là dòng shophouse thông tầng hiếm hoi tại Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức), tích hợp không gian sống riêng tư và khả năng kinh doanh linh hoạt ngay giữa tuyến phố trung tâm. Sản phẩm này đang được cả nhà đầu tư lẫn các gia đình hiện đại đặc biệt quan tâm.

Vietnam Airlines được vinh danh tại chương trình Vinh quang Việt Nam 2025

Vietnam Airlines được vinh danh tại chương trình Vinh quang Việt Nam 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tổng công ty Hàng không Việt Nam được vinh danh tại sự kiện do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp cùng Báo Lao Động tổ chức với chủ đề “Tự hào và Khát vọng”.

Bộ ba VinFast VF 9 độc bản gây chú ý tại sự kiện The Nine 2025

Bộ ba VinFast VF 9 độc bản gây chú ý tại sự kiện The Nine 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tại sự kiện The Nine 2025 vừa diễn ra tại TP.HCM, VinFast không chỉ tái khẳng định vị thế thương hiệu ô tô điện tiên phong mà còn gây tiếng vang khi giới thiệu bộ sưu tập độc bản VF 9 phiên bản “di sản Việt” kết hợp cùng nghệ sĩ Việt Max.