Xuất khẩu dệt may tăng 40 lần nhờ FTA
Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong khi các quốc gia lớn trên thế giới có xu hướng giảm.
Trao đổi với phóng viên TheLEADER về câu hỏi liệu Việt Nam có đang rơi vào một cuộc đua ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) hay không, TS. Lưu Bích Hồ khẳng định “FTA có còn hơn không”.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết 11 FTA, mới nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và vẫn đang tiếp tục đàm phán những FTA khác.
Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Lưu Bích Hồ đánh giá đây là một chủ trương rất đúng, rất tốt và “chúng ta phải xông lên”.
Theo ông, Việt Nam đã làm được nhiều FTA song phương và vấn đề đa phương cần phải cố gắng hơn.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng FTA là thuận lợi nhưng chỉ thuận lợi lúc cạnh tranh được và nếu Việt Nam không thể nâng cao sức cạnh tranh thì không thể thực hiện tốt được FTA.
“Đương nhiên là chúng ta chưa tranh thủ được hết những thuận lợi, cơ hội từ FTA nhưng có còn hơn không, không có còn chết nữa. Quyết tâm đi vào FTA để chúng ta ép chúng ta phải cải cách, ép chúng ta phải nâng cao trình độ của mình lên”, TS. Lưu Bích Hồ chia sẻ với phóng viên TheLEADER.
Cột mốc quan trọng đánh dấu sự hiện diện của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế là năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gắn mình vào thể chế kinh tế lớn nhất tại khu vực này cũng như những ràng buộc về lưu chuyển hàng hóa tại các quốc gia thành viên.
Năm 2007, sau nhiều nỗ lực trong đàm phán và cam kết, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), gia nhập vào sân chơi quốc tế toàn cầu.
Đây cũng là nền tảng giúp Việt Nam đẩy nhanh tốc độ hội nhập khi ký kết một loạt những hiệp định thương mại sau đó như Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).
Tính từ thời điểm Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN tới nay, trong vòng gần 23 năm, Việt Nam đã ký kết và thực thi tới 11 FTA, kết thúc đàm phán 1 FTA và đang trong quá trình đàm phán 4 FTA khác, tạo ra những con số thật sự ấn tượng cho quá trình hội nhập.
Thế nhưng, bài toán về tỉ lệ nội địa hóa, vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như tương lai của một số ngành công nghiệp trong bối cảnh giao thương ngày càng sâu rộng đang đặt ra nhiều băn khoăn về tính hiệu quả của những FTA đã được thực thi nói riêng và viễn cảnh các FTA khác nói chung.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong khi các quốc gia lớn trên thế giới có xu hướng giảm.
Theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), các nước thống nhất cắt giảm từ 90-100% tổng số các dòng thuế theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2020.
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.