Tài chính
TCBS lãi gần 10 triệu USD nhờ buôn trái phiếu Golden Hill Investment
Golden Hill Investment là chủ đầu tư dự án bất động sản tại Quận 1, TP.HCM đã phát hành 5.760 tỷ đồng trái phiếu hồi tháng 4. TCBS là nhà tư vấn, bảo lãnh phát hành đồng thời đại diện người sở hữu trái phiếu, quản lý tài sản bảo đảm.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcombank Securities - TCBS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2021 với doanh thu đạt 1.295 tỷ đồng, tăng 52% và lợi nhuận trước thuế đạt 1.001 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả kinh doanh của TCBS tiếp tục bỏ xa các công ty chứng khoán khác trên thị trường. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của TCBS lần lượt là 2.321 tỷ đồng và 1.844 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 56% và 45%.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục thăng hoa trong nửa đầu năm 2021 giúp TCBS tăng trưởng mạnh mẽ ở cả hai mảng: dịch vụ môi giới và đầu tư. Trước đây, TCBS tập trung vào nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì từ đầu năm đến nay, công ty chứng khoán này cũng đẩy mạnh các dịch vụ môi giới và cho vay ký quỹ (margin).
Nửa đầu năm 2021, doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán tăng 282%, đạt 351 tỷ đồng. Hiện TCBS đã vào top 7 thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HoSE với 4,03% thị phần. Lượng người dùng và tài khoản được mở mới tại công ty này cũng tăng mạnh, đạt hơn 165.000 tài khoản, chiếm 27% toàn thị trường.
Đặc biệt, hoạt động cho vay ký quỹ (margin) của TCBS tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm, đạt hơn 8.500 tỷ đồng. Đây cũng là mức dư nơ margin cao nhất từ trước đến nay của công ty. Đẩy mạnh margin giúp lãi từ các khoản cho vay đạt 303 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với mức 135 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Để có tiền cho vay margin, TCBS đã huy động tới hơn 11.000 tỷ đồng các khoản vay ngắn hạn có lãi suất từ 2,45 – 7,1% trong nửa đầu năm. Tính đến cuối tháng 6, vay ngắn hạn của TCBS vẫn còn hơn 4.000 tỷ đồng, bao gồm các khoản vay của VPBank, TPBank, MSB, IVB, VIB…
Công ty chứng khoán cho biết với việc nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn tiền huy động tăng dồi dào trong bán niên 2021, TCBS sẽ tiếp tục tăng trưởng dư nợ margin mạnh mẽ hơn nữa, với kỳ vọng đạt trên 12.000 tỷ dư nợ margin vào cuối năm 2021.
Với nghiệp vụ trái phiếu, TCBS tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu trên Sở GDCK TP.HCM trong 6 tháng đầu năm, với thị phần 46,21%. Trên thực tế, dù hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã giảm mạnh từ đầu năm đến nay, công ty vẫn thu về lợi nhuận lớn từ các thương vụ bán trái phiếu.
Trong quý 2/2021, TCBS thu lãi 383 tỷ đồng từ việc bán các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các trái phiếu của Công ty Đầu tư Golden Hill với tổng giá trị bán đạt hơn 10.000 tỷ đồng, giúp TCBS thu lãi gần 220 tỷ đồng.
Công ty Đầu tư Golden Hill là chủ đầu tư dự án 87 Cống Quỳnh – khu đất vàng tại trung tâm Quận 1 TP.HCM với tổng diện tích 8.300m2. Dự án này đã trải qua nhiều lần đổi chủ và đang có dấu hiệu khởi động trở lại sau khi huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu gần đây.
Cụ thể, giữa tháng 4, Golden Hill Investment đã phát hành 5.760 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 36 tháng với lãi suất kỳ đầu 9,7%. TCBS đóng vai trò là nhà tư vấn, bảo lãnh phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu, quản lý tài sản đảm bảo....
Các lô trái phiếu khác mang về lợi nhuận lớn cho TCBS trong quý II gồm trái phiếu của Công ty bất động sản BIM (27 tỷ đồng), Novaland (23 tỷ đồng), Masan Group (39 tỷ đồng), VinGroup (20 tỷ đồng)… Lũy kế từ đầu năm đến nay, TCBS đã thực hiện nhiều giao dịch mua bán trái phiếu, với tổng lợi nhuận đạt gần 700 tỷ đồng.
Thực tế trong các năm trước lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trái phiếu của TCBS cũng rất lớn, năm 2020 là hơn 800 tỷ đồng và năm 2019 là gần 600 tỷ đồng.
Lợi nhuận công ty chứng khoán: TCBS vượt xa SSI
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?