Leader talk
Tết là cần thiết ở Việt Nam và khó có thể bỏ
Trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, việc bỏ Tết âm lịch hay gộp Tết còn khó hơn "đội đá vá trời".
Như thường lệ, cứ đến dịp này là lại rộ lên quan điểm đòi bỏ Tết âm lịch hay gộp 2 Tết làm một để hội nhập với thế giới và tránh tốn kém. Tuy nhiên, khi nhìn công bằng theo quan điểm không để ai bị bỏ lại phía sau, hay mục tiêu của cả xã hội là chăm lo cho những người yếu thế nhất thì Tết âm lịch vẫn đang rất cần thiết trong xã hội Việt Nam.
Khi những thảo luận được đưa ra tôi lại nhớ đến truyện ngắn đã đọc thời còn học phổ thông với đại ý như sau: “Một người phải đi làm ăn xa, đột ngột nhận được thư của gia đình. Người này đoán đó là tin xấu (có lẽ người bố qua đời vì khi đi ông cụ đã rất yếu rồi). Người đó lưỡng lự trong việc mở bức thư vì nếu đúng như suy đoán thì người đó phải về quê. Một viễn cảnh hết sức tối tăm hiện ra vì sẽ bị mất việc với bao nhiêu hệ lụy. Đắn đo mãi và người đó đã quyết định vò lá thư chưa mở vứt đi và coi như không hề nhận được nó để trở lại với công việc”.
Bi kịch của người trong truyện còn hơn cả Kép Tư Bền (biết bố đã mất mà vẫn phải gân cổ chọc cười mua vui cho thiên hạ). Tình huống trên, có lẽ, chỉ xuất hiện trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nếu không có Tết thì không ít người khó có dịp nghỉ ngơi và đoàn tụ với gia đình.

Tết tất cả đều dừng lại thì những người phải làm quần quật cả năm mới có dịp ngừng tay. Dịp duy nhất như vậy đối với nhiều người sao lại đòi bỏ đi?
Nếu tính tổng phúc lợi của tất cả những người trong xã hội thì Tết có thể tốn kém. Nền kinh tế bị dừng, và những người khá giả hơn (chủ yếu là thị dân) có thể cảm thấy gánh nặng của cái Tết.
Tuy nhiên, bỏ Tết là hy sinh lợi ích của những người khó khăn hơn cho những người khá giả hơn. Điều này không khác gì việc ném những nô lệ hay tù binh để thú dữ xé xác trong đấu trường La Mã thời cổ xưa nhằm vì niềm vui cuồng loạn của những người trên khán đài.
Bây giờ chưa phải lúc để đặt vấn đề bỏ Tết vì nhiều người còn cần (đó là chưa kể khía cạnh truyền thống). Có thể đặt vấn đề này sau năm 2045 với điều kiện Việt Nam đã trở thành một quốc gia phát triển.
Đối với ý kiến gộp Tết Tây và Tết ta (chuyển Tết âm lịch theo dương lịch), phân tích khía cạnh hiệu quả kinh tế - lập luận quan trọng nhất của quan điểm nhập Tết, kết quả cho thấy, lập luận nhập Tết để hiệu quả hơn rất kém thuyết phục.
Thứ nhất, không có dấu hiệu cho thấy nhập Tết sẽ hiệu quả hơn trong quan hệ kinh tế với các đối tác của Việt Nam.
Lập luận chính của việc nhập Tết là để cùng nhịp với các đối tác kinh tế, không bỏ lỡ cơ hội của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu lấy thương mại hai chiều và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài làm thước đo thì kết quả cho thấy ăn Tết âm lịch như hiện tại tốt hơn so với việc chuyển.
Từ năm 1995 đến nay, thương mại với các nước theo Tết âm lịch (nghỉ hai ngày trở lên) chiếm hơn 40% (năm 2018 là 43%); các nước bắc Mỹ, EU, Úc, New Zealand và Nhật Bản chiếm hơn 37% (năm 2018 còn dưới 35%); các nước ASEAN (không bao gồm Singapore vì vẫn đang ăn Tết âm) chiếm khoảng 11% (năm 2018 còn hơn 10%), và các nước khác chiếm hơn 11% (năm 2018 là hơn 12%).
Đối với các nước ASEAN, đa phần (kể cả Philippines) những đợt nghỉ chính (2 ngày trở lên) không phải là dịp Tết dương lịch, đặc biệt gần một nửa dân số ASEAN (Indonesia và Malaysia) theo lịch Hồi giáo; và đối với 12% còn lại, rất đông là Hồi giáo và Ấn Độ, đợt nghỉ chính dài ngày cũng không phải là dịp Tết dương lịch.
Do vậy, nếu có điều chỉnh lịch nghỉ thì không giải quyết được vấn đề vênh với nhóm các nước đang chiếm hơn 20% khối lượng giao dịch thương mại với Việt Nam.
So sánh hai nhóm chính là các nước ăn Tết âm lịch và dương lịch, nếu chuyển thì tỷ phần bị lệch là 43%, bù lại số phần không bị lệch là 35%. Như vậy, tình trạng sẽ tệ đi.
Nhìn vào vốn đầu tư nước ngoài thì tình hình còn tệ hơn. Lũy kế đến hết năm 2019, nhóm nước ăn Tết âm chiếm hơn 52%, ASEAN (trừ Singapore) chiếm 7%, các thiên đường thuế (chia cho nhiều nước) chiếm 10%, còn lại là các nước khác.
Hơn thế, nếu nhìn vào các nước theo dương lịch thì dịp nghỉ chính của họ cũng rất khác.
Ví dụ, dịp nghỉ chính của Mỹ là Lễ tạ ơn vào tháng 11 hàng năm. Chính thức chỉ có một ngày, nhưng tổng thời gian thường là 5 ngày (từ thứ Tư đến Chủ nhật). Dịp giáng sinh và năm mới cũng có nhiều người lấy phép nghỉ cả tuần như ngày Tết ở Việt Nam cho dù chính thức chỉ có 2 ngày.
Thứ hai, nhìn trên bình diện toàn cầu sẽ là thảm hoạ cho nhân loại vì nhu cầu quá cao ở một thời điểm.
Giả sử lập luận Việt Nam ăn Tết theo dương lịch sẽ gia tăng hiệu quả là đúng cho Việt Nam thì có thể suy luận tương tự đối với các nước khác. Nếu cả thế giới cùng ăn tết dài ngày một lần sẽ là thảm họa vì nhu cầu của rất nhiều hàng hoá dịch vụ sẽ tăng cao quá mức.
Ví dụ rất đơn giản là trong những ngày Tết, các hãng hàng không của Việt Nam có thể thuê tạm máy bay của Campuchia hay Indonesia để tăng cường cho các chuyến bay trong nước. Nếu các nước cùng ăn tết giống nhau thì việc thuê lại là không thể.
Trên thực tế, sự đa dạng trong các ngày nghỉ của các nước trên thế giới hiện nay đang tạo ra sự hài hoà hơn về việc sử dụng các nguồn lực của nhân loại so với tất cả đều giống nhau.
Thứ ba, khó khả thi về khía cạnh văn hoá truyền thống. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của cộng đồng để bổ khuyết cho những trục trặc của nhà nước và thị trường là rất quan trọng.
Những giá trị của các cộng đồng (đa phần là vô hình) là rất quan trọng. Chúng là những sợi dây tạo ra sự gắn kết của cộng đồng, tạo dựng niềm tin và vốn xã hội.
Những ngày nghỉ và lễ hội không đơn thuần là tự đặt ra mà nó còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh và niềm tin của các cộng đồng. Mọi người sẽ nghĩ thế nào nếu ai đó đưa ra đề xuất nhập các ngày lễ Phật Đản, Ramadan và Giáng sinh vào với nhau cho hiệu quả?
Tôi chia sẻ với mong muốn bỏ Tết giống như một cú huých nhằm tạo ra sự thay đổi về những thứ đang rất không hiệu quả do nó gây ra của nhiều người. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, tôi thấy việc này còn khó hơn đội đá vá trời.
Tóm lại, tôi cho rằng Tết là cần thiết ở Việt Nam và khó có thể bỏ. Đương nhiên, tôi không phủ nhận những hệ lụy tiêu cực của Tết đã được đề cập rất nhiều. Do vậy, điều cả xã hội cần làm là giảm bớt những thứ gây ra nhiều tác hại như rượu bia hay ăn uống quá mức, cờ bạc cùng với những điều không hay khác.
Trải nghiệm Tết cổ truyền tại các khu nghỉ dưỡng khắp Việt Nam
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.