Leader talk

Tết là cần thiết ở Việt Nam và khó có thể bỏ

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du Thứ tư, 22/01/2020 - 06:42

Trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, việc bỏ Tết âm lịch hay gộp Tết còn khó hơn "đội đá vá trời".

Như thường lệ, cứ đến dịp này là lại rộ lên quan điểm đòi bỏ Tết âm lịch hay gộp 2 Tết làm một để hội nhập với thế giới và tránh tốn kém. Tuy nhiên, khi nhìn công bằng theo quan điểm không để ai bị bỏ lại phía sau, hay mục tiêu của cả xã hội là chăm lo cho những người yếu thế nhất thì Tết âm lịch vẫn đang rất cần thiết trong xã hội Việt Nam.

Khi những thảo luận được đưa ra tôi lại nhớ đến truyện ngắn đã đọc thời còn học phổ thông với đại ý như sau: “Một người phải đi làm ăn xa, đột ngột nhận được thư của gia đình. Người này đoán đó là tin xấu (có lẽ người bố qua đời vì khi đi ông cụ đã rất yếu rồi). Người đó lưỡng lự trong việc mở bức thư vì nếu đúng như suy đoán thì người đó phải về quê. Một viễn cảnh hết sức tối tăm hiện ra vì sẽ bị mất việc với bao nhiêu hệ lụy. Đắn đo mãi và người đó đã quyết định vò lá thư chưa mở vứt đi và coi như không hề nhận được nó để trở lại với công việc”.

Bi kịch của người trong truyện còn hơn cả Kép Tư Bền (biết bố đã mất mà vẫn phải gân cổ chọc cười mua vui cho thiên hạ). Tình huống trên, có lẽ, chỉ xuất hiện trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nếu không có Tết thì không ít người khó có dịp nghỉ ngơi và đoàn tụ với gia đình.

Xin đừng đặt vấn đề bỏ Tết hay gộp Tết nữa!
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du

Tết tất cả đều dừng lại thì những người phải làm quần quật cả năm mới có dịp ngừng tay. Dịp duy nhất như vậy đối với nhiều người sao lại đòi bỏ đi?

Nếu tính tổng phúc lợi của tất cả những người trong xã hội thì Tết có thể tốn kém. Nền kinh tế bị dừng, và những người khá giả hơn (chủ yếu là thị dân) có thể cảm thấy gánh nặng của cái Tết.

Tuy nhiên, bỏ Tết là hy sinh lợi ích của những người khó khăn hơn cho những người khá giả hơn. Điều này không khác gì việc ném những nô lệ hay tù binh để thú dữ xé xác trong đấu trường La Mã thời cổ xưa nhằm vì niềm vui cuồng loạn của những người trên khán đài.

Bây giờ chưa phải lúc để đặt vấn đề bỏ Tết vì nhiều người còn cần (đó là chưa kể khía cạnh truyền thống). Có thể đặt vấn đề này sau năm 2045 với điều kiện Việt Nam đã trở thành một quốc gia phát triển.

Đối với ý kiến gộp Tết Tây và Tết ta (chuyển Tết âm lịch theo dương lịch), phân tích khía cạnh hiệu quả kinh tế - lập luận quan trọng nhất của quan điểm nhập Tết, kết quả cho thấy, lập luận nhập Tết để hiệu quả hơn rất kém thuyết phục.

Thứ nhất, không có dấu hiệu cho thấy nhập Tết sẽ hiệu quả hơn trong quan hệ kinh tế với các đối tác của Việt Nam.

Lập luận chính của việc nhập Tết là để cùng nhịp với các đối tác kinh tế, không bỏ lỡ cơ hội của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu lấy thương mại hai chiều và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài làm thước đo thì kết quả cho thấy ăn Tết âm lịch như hiện tại tốt hơn so với việc chuyển.

Từ năm 1995 đến nay, thương mại với các nước theo Tết âm lịch (nghỉ hai ngày trở lên) chiếm hơn 40% (năm 2018 là 43%); các nước bắc Mỹ, EU, Úc, New Zealand và Nhật Bản chiếm hơn 37% (năm 2018 còn dưới 35%); các nước ASEAN (không bao gồm Singapore vì vẫn đang ăn Tết âm) chiếm khoảng 11% (năm 2018 còn hơn 10%), và các nước khác chiếm hơn 11% (năm 2018 là hơn 12%).

Đối với các nước ASEAN, đa phần (kể cả Philippines) những đợt nghỉ chính (2 ngày trở lên) không phải là dịp Tết dương lịch, đặc biệt gần một nửa dân số ASEAN (Indonesia và Malaysia) theo lịch Hồi giáo; và đối với 12% còn lại, rất đông là Hồi giáo và Ấn Độ, đợt nghỉ chính dài ngày cũng không phải là dịp Tết dương lịch.

Do vậy, nếu có điều chỉnh lịch nghỉ thì không giải quyết được vấn đề vênh với nhóm các nước đang chiếm hơn 20% khối lượng giao dịch thương mại với Việt Nam.

So sánh hai nhóm chính là các nước ăn Tết âm lịch và dương lịch, nếu chuyển thì tỷ phần bị lệch là 43%, bù lại số phần không bị lệch là 35%. Như vậy, tình trạng sẽ tệ đi.

Nhìn vào vốn đầu tư nước ngoài thì tình hình còn tệ hơn. Lũy kế đến hết năm 2019, nhóm nước ăn Tết âm chiếm hơn 52%, ASEAN (trừ Singapore) chiếm 7%, các thiên đường thuế (chia cho nhiều nước) chiếm 10%, còn lại là các nước khác.

Hơn thế, nếu nhìn vào các nước theo dương lịch thì dịp nghỉ chính của họ cũng rất khác.

Ví dụ, dịp nghỉ chính của Mỹ là Lễ tạ ơn vào tháng 11 hàng năm. Chính thức chỉ có một ngày, nhưng tổng thời gian thường là 5 ngày (từ thứ Tư đến Chủ nhật). Dịp giáng sinh và năm mới cũng có nhiều người lấy phép nghỉ cả tuần như ngày Tết ở Việt Nam cho dù chính thức chỉ có 2 ngày.

Thứ hai, nhìn trên bình diện toàn cầu sẽ là thảm hoạ cho nhân loại vì nhu cầu quá cao ở một thời điểm.

Giả sử lập luận Việt Nam ăn Tết theo dương lịch sẽ gia tăng hiệu quả là đúng cho Việt Nam thì có thể suy luận tương tự đối với các nước khác. Nếu cả thế giới cùng ăn tết dài ngày một lần sẽ là thảm họa vì nhu cầu của rất nhiều hàng hoá dịch vụ sẽ tăng cao quá mức.

Ví dụ rất đơn giản là trong những ngày Tết, các hãng hàng không của Việt Nam có thể thuê tạm máy bay của Campuchia hay Indonesia để tăng cường cho các chuyến bay trong nước. Nếu các nước cùng ăn tết giống nhau thì việc thuê lại là không thể.

Trên thực tế, sự đa dạng trong các ngày nghỉ của các nước trên thế giới hiện nay đang tạo ra sự hài hoà hơn về việc sử dụng các nguồn lực của nhân loại so với tất cả đều giống nhau.

Thứ ba, khó khả thi về khía cạnh văn hoá truyền thống. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của cộng đồng để bổ khuyết cho những trục trặc của nhà nước và thị trường là rất quan trọng.

Những giá trị của các cộng đồng (đa phần là vô hình) là rất quan trọng. Chúng là những sợi dây tạo ra sự gắn kết của cộng đồng, tạo dựng niềm tin và vốn xã hội.

Những ngày nghỉ và lễ hội không đơn thuần là tự đặt ra mà nó còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh và niềm tin của các cộng đồng. Mọi người sẽ nghĩ thế nào nếu ai đó đưa ra đề xuất nhập các ngày lễ Phật Đản, Ramadan và Giáng sinh vào với nhau cho hiệu quả?

Tôi chia sẻ với mong muốn bỏ Tết giống như một cú huých nhằm tạo ra sự thay đổi về những thứ đang rất không hiệu quả do nó gây ra của nhiều người. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, tôi thấy việc này còn khó hơn đội đá vá trời.

Tóm lại, tôi cho rằng Tết là cần thiết ở Việt Nam và khó có thể bỏ. Đương nhiên, tôi không phủ nhận những hệ lụy tiêu cực của Tết đã được đề cập rất nhiều. Do vậy, điều cả xã hội cần làm là giảm bớt những thứ gây ra nhiều tác hại như rượu bia hay ăn uống quá mức, cờ bạc cùng với những điều không hay khác. 

Trải nghiệm Tết cổ truyền tại các khu nghỉ dưỡng khắp Việt Nam

Trải nghiệm Tết cổ truyền tại các khu nghỉ dưỡng khắp Việt Nam

Ống kính -  4 năm
Với xu hướng du lịch dịp Tết cổ truyền ngày càng phổ biến, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã tạo ra nhiều trải nghiệm truyền thống, giúp du khách cảm nhận hương vị Tết và sự đầm ấm dù đang ở nơi đâu.
Trải nghiệm Tết cổ truyền tại các khu nghỉ dưỡng khắp Việt Nam

Trải nghiệm Tết cổ truyền tại các khu nghỉ dưỡng khắp Việt Nam

Ống kính -  4 năm
Với xu hướng du lịch dịp Tết cổ truyền ngày càng phổ biến, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã tạo ra nhiều trải nghiệm truyền thống, giúp du khách cảm nhận hương vị Tết và sự đầm ấm dù đang ở nơi đâu.
ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  5 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  5 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  5 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  6 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  8 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  8 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  9 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.