Khởi nghiệp
Tham vọng của Waves
Coi YouTube là một đối thủ lớn nhưng một thế mạnh của Waves khi so sánh với YouTube là trải nghiệm của người dùng không bị các video quảng cáo ngắt quãng và gây khó chịu.

Chỉ sau nửa năm thành lập, startup Waves của hai nhà sáng lập Lê Tự Quốc Minh và Kevin Gao đã gọi được 1,2 triệu USD vốn ngoại trong vòng hạt giống, chứng tỏ sức hút cũng như tiềm năng của nền tảng âm thanh này ở một thị trường mới như Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung.
Ở thời điểm hiện tại, Waves đã sản xuất được 30 chương trình nội dung độc quyền cùng với đó là 50 chương trình thực hiện dưới dạng hợp tác. Ngoài ra, Waves còn có hơn 500 nghìn chương trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, cho phép người dùng nghe hoàn toàn miễn phí. Ứng dụng di động cũng vừa được Waves cho ra mắt ngày 28/2 như một bước đệm quan trọng để kết nối các nhà sáng tạo nội dung, gia tăng số lượng người dùng và tiến nhanh ra thị trường khu vực.
Nền tảng nội dung chuyên về âm thanh này hiện đã có mặt tại thị trường Việt Nam và Indonesia với tham vọng tạo một nền tảng về âm thanh cho thị trường Đông Nam Á.

Chia sẻ với TheLEADER, nhà sáng lập Waves Lê Tự Quốc Minh cho biết, đối thủ duy nhất của startup này trên thị trường hiện nay chỉ có một “ông lớn” rất “nặng ký” là YouTube bởi đây là nền tảng duy nhất mà những người nghe podcast (tệp âm thanh) có thể tìm đến để nghe sách, các buổi nói chuyện của những người nổi tiếng hay radio mà không cần phải xem video. TikTok cũng là một nền tảng rất quen thuộc với những nhà sáng tạo nội dung hiện nay ở Việt Nam, nhưng đặc thù của TikTok là tập trung vào video mà không phải âm thanh. Điều này hoàn toàn trái ngược với nền tảng của Waves.
Dù YouTube là một đối thủ lớn nhưng Quốc Minh cho biết Waves sẽ đi một con đường khác bằng việc tập trung vào nội dung âm thanh trước, trong tương lai có thể thêm video. Hơn nữa, một thế mạnh của Waves khi so sánh với YouTube là trải nghiệm của người dùng không bị các video quảng cáo ngắt quãng và gây khó chịu.
Được biết từ thời điểm mới ra mắt, nền tảng này đã có kết nối với nhiều nhà sáng tạo nội dung, nổi bật là những người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng (KOL/Influencers) như Denis Đặng, Nguyễn Trần Trung Quân hay Liêu Hà Trinh. Bên cạnh đăng tải MV ca nhạc, nhiều ca sỹ và những người nổi tiếng còn muốn chia sẻ giọng nói của mình, câu chuyện hay kỷ niệm thông qua podcast.
“Việc có mối quan hệ hợp tác với những người làm sáng tạo nội dung có tầm ảnh hưởng là cách chúng tôi tạo nên thương hiệu và uy tín cho mình”, Lê Tự Quốc Minh chia sẻ.
Đầu tư 1,2 triệu USD vào một startup rất mới rõ ràng là kết quả của một quá trình tính toán của các nhà đầu tư ngoại như Insignia Ventures Partners. Nhà sáng lập Waves cho biết, các nhà đầu tư rất hứng thú với ý tưởng của Waves bởi tiềm năng của nó cũng tương tự như sự nổi lên của nền tảng âm thanh Ximalaya ở Trung Quốc.
Gần như không ai ở Trung Quốc nghe podcast vì đa phần đều lên YouTube hoặc xem các nền tảng vể video cho đến khi Ximalaya xuất hiện vào năm 2013 và rồi nền tảng này dần phát triển nhanh chóng, hiện được định giá khoảng gần 4 tỷ USD.
Tuy nhiên Quốc Minh thừa nhận, việc thay đổi thái độ cũng như thói quen của người dùng ở Việt Nam rõ ràng không hề dễ. Nhưng anh tin với những ưu điểm, khác biệt mang tính tập trung và đặc biệt là sự xuyên suốt trong hành trình trải nghiệm của người dùng sẽ giúp Waves nhanh chóng “ăn điểm”.
Anh so sánh cách làm của Waves với cách đi của nền tảng chia sẻ hình ảnh Instagram. Cũng là những hình ảnh được chia sẻ trên Facebook nhưng cách làm của Instagram là tập trung vào hình ảnh, tạo trải nghiệm hoàn toàn khác biệt và hiện nay đã trở thành một nền tảng chia sẻ hình ảnh không thể thiếu với giới trẻ toàn cầu.
Hay trước khi TikTok thành công, rất nhiều người đã nghi ngờ, cho rằng đó là một ý tưởng nhàm chán. Thế nhưng hiện nay, không ai phủ nhận được độ phủ sóng của nền tảng này nhờ vào khả năng thấu hiểu nhu cầu và sở thích của thế hệ Z vốn dĩ dành rất nhiều thời gian dùng Internet. Đây cũng là đối tượng người dùng khá thú vị với những sở thích, thói quen đặc biệt mà Waves hướng đến.
“Dù mất nhiều thời gian nhưng chúng tôi có cái nhìn khá tích cực trong việc thu hút và gia tăng số lượng người dùng. Trong sáu tháng qua chúng tôi đã đi khá nhanh, đã xây được ứng dụng di động, có hơn 200 nghìn người nghe, song đồng sáng lập của Waves nói rằng chúng tôi cần đi nhanh hơn nữa”, Quốc Minh nói.
Nhà sáng lập Waves nhìn nhận, mỗi nước trong khu vực đều có những ứng dụng hàng đầu được phần đông người dân sử dụng, như Singapore có Grab, Indonesia có GoJek trong khi Việt Nam chưa thực sự có một ứng dụng nào có độ phổ biến mang tính khu vực hoặc toàn cầu. Đó cũng là lý do Waves tham vọng tiến ra toàn khu vực với hy vọng có thể làm điều gì đó khiến người Việt tự hào.

Khi giới startup đang tranh cãi về câu chuyện nên tiến ra thị trường quốc tế ngay từ đầu hay chỉ khi đã lớn mạnh ở thị trường trong nước thì Quốc Minh cho biết Waves sẽ thực hiện cả hai, vừa phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam, đồng thời dần tiến ra thị trường khu vực. Tham vọng này có sẵn trong kế hoạch của đội ngũ Waves khi có mặt ở thị trường Inodesia, có nhà đầu tư và đã hợp tác với một số bên từ những ngày đầu thành lập.
Chìa khoá là một đội ngũ mạnh
Nhiều năm về trước, Quốc Minh nhận thấy rất nhiều người Việt muốn ra nước ngoài học tập và làm việc. Rồi anh lại chứng kiến một làn sóng người Việt trẻ quay trở về nước đầu tư, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh cho riêng mình và góp phần phát triển đất nước. Anh quyết định về Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực chuỗi khối (blockchain) khi nhận thấy đây là một thị trường rất nhiều tiềm năng.
Hành trình sáng lập nên Waves cũng là một câu chuyện rất đơn giản khi anh và đồng sáng lập Kevin Gao phát hiện podcast là một thị trường rất thú vị trong khi trên thị trường lại chưa có người chơi nào. Họ quyết định trở thành những người tiên phong.
Bên cạnh câu chuyện thị trường và tiềm năng, Quốc Minh nhấn mạnh, yếu tố khiến Waves phát triển nhanh trong thời gian qua là đội ngũ mạnh đã đồng hành với anh từ những ngày đầu tiên. Họ là những người từng tốt nghiệp các trường đại học lớn ở Mỹ, từng làm việc cho các doanh nghiệp lớn và có nhiều kinh nghiệm trong mảng startup.
“Tôi rất may mắn vì có một đội ngũ rất tuyệt và làm việc rất chăm chỉ, có những nhà đầu tư tin tưởng vào ý tưởng và sứ mệnh của chúng tôi vì vậy chúng tôi có thể gọi vốn chỉ trong thời gian ngắn”, anh nói.
So sánh với những startup có nhà sáng lập là người Việt đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam trong một thời gian dài, Quốc Minh thừa nhận đó là một yếu điểm của riêng anh vì về Việt Nam chưa lâu, tiếng Việt của anh vẫn còn chưa thạo nên không thể thấu hiểu thị trường như nhà sáng lập của những startup khác. Nhưng đó cũng là lý do khiến anh khẳng định, điều khiến công ty thành công là đội ngũ chứ không phải do anh hay đồng sáng lập. Waves thực sự cần một đội ngũ thực sự hiểu được sở thích, nhu cầu, văn hoá, ngôn ngữ của người dùng Việt.
“Điều mà tôi và Kevin đã làm rất tốt là đã xây dựng được một đội ngũ như vậy. Điểm mạnh của tôi là nhận thức được những gì tôi làm không tốt để tìm kiếm những người làm tốt hơn tôi trong mảng đó về hỗ trợ cho tôi”, đồng sáng lập Waves chia sẻ.
Huỳnh Minh Triết, hiện đảm nhiệm vị trí giám đốc vận hành của Waves, là một trong những người đầu tiên đồng hành cùng hai đồng sáng lập kể từ khi Waves còn chưa hình thành ý tưởng và chưa gọi được vốn đầu tư. Nhớ lại buổi ứng tuyển vào Waves, Triết cho biết đó là một buổi trò chuyện cùng hai đồng sáng lập tại một quán cà phê ở TP. HCM.
Thời điểm đó, Triết vừa nhận được một đề xuất làm việc ở công ty kiểm toán KPMG nhưng với hoài bão của một người trẻ mới ra trường không muốn giữ một vị trí cố định ở một tập đoàn lớn, anh quyết định chấp nhận một mức lương thấp hơn ở startup để có thể học hỏi và phát triển. Anh cũng là một trong những người đầu tiên tạo nội dung âm thanh cho Waves.
“Triết được nhận vào Big4 nhưng đã từ chối để đồng hành cùng chúng tôi ở cái thời điểm mà chính chúng tôi cũng chưa thực sự rõ mình đang làm gì”, Quốc Minh cho biết.
Theo nhà sáng lập Waves, để xây một đội ngũ mạnh thì sẽ không cần quá lo lắng về kiến thức của họ bởi điều quan trọng là cần tìm kiếm được những người có kỹ năng, có tính chủ động và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi để phù hợp với môi trường làm việc liên tục đổi mới như startup.
CEO Tubudd Vũ Thị Thái An: 'Tôi thích nhảy tango cùng nỗi sợ'
Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Theo các chuyên gia, đại dịch COVID-19 chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn với các startup Việt Nam. Cụ thể, các startup trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, du lịch sẽ chịu tác động nặng nhất. Trong khi các chuỗi liên quan tới hoạt động tiêu dùng, tài chính cá nhân, bảo hiểm sẽ lên ngôi.
Các 'ông lớn' Việt tham gia sâu hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp
Những tập đoàn hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Viettel, FPT, CMC... đang ngày càng tham gia sâu hơn vào các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Triết lý khởi nghiệp của các doanh nghiệp tỷ đô
Khởi tâm trước khi khởi nghiệp là điểm chung của nhà sáng lập các doanh nghiệp tỷ đô như Facebook, P&G, Grab, TH Group...
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.