Khởi nghiệp
Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Theo các chuyên gia, đại dịch COVID-19 chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn với các startup Việt Nam. Cụ thể, các startup trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, du lịch sẽ chịu tác động nặng nhất. Trong khi các chuỗi liên quan tới hoạt động tiêu dùng, tài chính cá nhân, bảo hiểm sẽ lên ngôi.
Từ cái nôi khởi nghiệp của Châu Á
Cuối năm 2002, đại dịch sát SARS quét qua châu Á. Hàng chục quốc gia và Trung Quốc nói riêng mất hơn một năm để đối phó với dịch suy hô hấp cấp. Kết quả, tổng giá trị các khoản đầu tư vào startup tại đây lần lượt giảm 27% và 29% trong các năm 2003 và 2004.
Từ cuối năm 2003, số lượng và giá trị giao dịch, đầu tư dần hồi phục. Và cũng chỉ sau đó 1 năm, thị trường vốn châu Á lập kỷ lục với nhiều vụ đầu tư lịch sử, trong đó có thương vụ Yahoo đầu tư 1 tỷ USD vào ông lớn Alibaba.
Năm nay, tới lượt virus Corona (COVID-19) gây hoang mang cho các nhà đầu tư, cũng như startup. Cụ thể, năm 2019, tổng giá trị đầu tư rót vào các startup Trung Quốc giảm 44% so với năm 2018 về mức 54 tỷ USD, theo CVSource.
Cũng cần nhấn mạnh, từ trước khi đại dịch bùng phát cuối năm 2019, thị trường vốn Trung Quốc đã xuất hiện tín hiệu hạ nhiệt do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Trong đó, đà giảm tốc được các chuyên gia dự báo còn tiếp tục kéo dài trong năm nay.

"Chúng tôi đã tạm ngừng mọi thương vụ tại Trung Quốc, và thậm chí là một vài thương vụ khác tại một số quốc gia Châu Á", một công ty đầu tư trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng đã chia sẻ với báo giới.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người chết dưới ảnh hưởng của đại dịch Corona, các doanh nghiệp tại Trung Quốc đã tạm đóng cửa văn phòng, khuyến khích nhân viên làm tại nhà, và hủy bỏ các buổi họp. Còn các công ty Mỹ thì đã hủy mọi chuyến công tác đến và đi khỏi Trung Quốc, sau khi nhận cảnh báo "không di chuyển" từ Chính phủ.
Dù chưa có một tổ chức nào dự báo được những thiệt hại mà virus Corona gây ra cho hệ sinh thái khởi nghiệp Châu Á, nhưng chắc chắn một điều, các nhà đầu tư, cũng như các startup sẽ phải trải qua những giai đoạn tương tự trận dịch trước.
Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ở Châu Á nói chung trong những tháng đầu năm 2020 đã giảm 52% so với cùng kì, theo Techinasia. Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ xu hướng này khi đầu tư chỉ bằng 30% so với một năm trước.
Tương tự, Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng khi Singapore và Indonesia không lọt vào nhóm 5 quốc gia được đầu tư nhiều nhất. Trong đó, 5 lĩnh vực được đánh giá sẽ vực dậy hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung bao gồm: giáo dục, logistics, y tế, năng lượng sạch và phát triển phần cứng.
"Những tác động của virus Corona lên hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam là chưa rõ ràng. Nhưng không thể phủ nhận, Việt Nam khó lòng nằm ngoài xu hướng suy thoái chung", Giám đốc một quỹ đầu tư có trụ sở tại Việt Nam và Thái Lan nhận định.

Ông cho rằng, đại dịch COVID-19 sẽ là một phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam nói chung, các startup đang có ý định kêu gọi vốn nói riêng. Theo vị này, đây sẽ là dịp để các startup tối ưu lại phương án tài chính, dòng tiền, cũng như khả năng quản trị của chính doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Dũng - nhà sáng lập & CEO Luxstay nêu quan điểm: "Trước khi xét đến các ảnh hưởng, tác động lên một doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu rõ bản chất, cũng như cơ cấu của doanh nghiệp đó. Cụ thể, với các đơn vị lữ hành có nguồn khách nước ngoài lớn, tỉ lệ đặt phòng bị hủy chắc chắn cao, bởi đây là một sự kiện mang tính toàn cầu. Nhưng với Luxstay, chủ yếu là khách nội địa, tỉ lệ sụt giảm ở mức chấp nhận được. Cũng cần nói thêm, các tháng sau Tết Nguyên Đán, lượng khách đặt homestay thường sẽ thấp hơn các tháng cuối năm".
Ông Dũng coi đây là cơ hội để startup nâng cao quy chuẩn, chất lượng dịch vụ, đồng thời khẳng định tên tuổi, thương hiệu Luxstay trong mắt khách hàng, lẫn các chủ nhà. Bởi trong khi các nền tảng ngoại liên tục thông báo hủy khách, thì Luxstay vẫn đồng hành và hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các bên.
Thể hiện tinh thần lạc quan, một Giám đốc quỹ đầu tư có trụ sở tại Singapore cho rằng, đại dịch COVID-19 chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn với các startup Việt Nam. Cụ thể, các startup trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, du lịch sẽ chịu tác động nặng nhất. Trong khi các chuỗi liên quan tới hoạt động tiêu dùng, tài chính cá nhân, bảo hiểm sẽ lên ngôi.
"Hiện tại, một số startup Việt Nam đã điều chỉnh kế hoạch mở rộng và phát triển trong năm nay. Chìa khóa trong giai đoạn này là đảm bảo được lượng tiền mặt tốt, đồng thời tối ưu lại hệ thống vận hành, quản trị. Lịch sử đã cho thấy, sau mỗi cuộc khủng hoảng như vậy, cơ hội để các startup bứt phá là rất cao", vị này nhấn mạnh.
Forbes 30 Under 30 vinh danh doanh nhân trẻ khởi nghiệp Việt Nam
F88 huy động 43 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp
Trong năm 2019, F88 cũng đã huy động thành công 100 tỷ đồng trên thị trường trái phiếu để mở rộng hoạt động.
Grab muốn rót 1 triệu USD cho các startup Việt Nam
"Chúng tôi khuyến khích các startup công nghệ trong lĩnh vực công nghệ di động, thực phẩm, thanh toán điện tử, dịch vụ tài chính, logistics, thương mại điện tử, hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) tham gia chương trình", phía Grab thông tin.
Dualingo muốn gia tăng thị phần tại Việt Nam
Ông Zan Gilani - Giám đốc sản phẩm, phụ trách hoạt động kinh doanh Duolingo tại Việt Nam, cho biết ứng dụng này đã thu hút 2,2 triệu người dùng tại Việt Nam trong 12 tháng qua và có khoảng 500.000 người dùng hoạt động hàng tháng.
Ứng dụng gọi xe be kết duyên cùng ví điện tử SmartPay
Thông qua liên kết với ví điện tử SmartPay, người dùng có thể thanh toán các dịch vụ di chuyển của be (bao gồm dịch vụ beBike, beCar).
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.