Doanh nghiệp
Tham vọng mới, KSB thay đổi diện mạo
KSB sẽ có diện mạo mới sau khi được cơ cấu lại ngành nghề hoạt động, sáp nhập và đổi tên công ty.

Công ty CP Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (KSB) đang tiến hành cơ cấu lại ngành nghề hoạt động, sáp nhập và đổi tên công ty như Chủ tịch HĐQT Phan Tấn Đạt tiết lộ tại đại hội đồng cổ đông mới đây, là nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới.
Trước hết, doanh nghiệp sẽ được đổi tên thành Công ty cổ phần KSB, với lý do ông Đạt nêu ra là để phù hợp với chiến lược mới khi công ty bỏ một số ngành nghề không còn hiệu quả, đồng thời tập trung vào những mũi nhọn chiến lược kinh doanh mới cũng như mở rộng địa bàn hoạt động ra khỏi tỉnh Bình Dương.
Những năm gần đây KSB không còn hoạt động trong mảng xây dựng, trong khi mảng bất động sản công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu.
KSB sẽ sáp nhập công ty con là Công ty TNHH Phát triển công nghiệp KSB (KSB IDC) vào công ty mẹ. Được thành lập năm 2017 và do KSB chiếm 100% vốn, KSB IDC là chủ đầu tư và vận hành khu công nghiệp Đất Cuốc tại Bình Dương.
Được đánh giá có nhiều đóng góp vào sự phát triển của KSB nhưng để phù hợp với sự thay đổi trong các quy định của phát luật cũng như thống nhất pháp lý các dự án nên KSB IDC buộc phải sáp nhập vào KSB. Việc sáp nhập này không làm thay đổi cơ cấu cổ phần, cơ cấu tài sản của KSB.
Sau khi hoàn thành sáp nhập, đổi tên KSB sẽ có diện mạo mới với ba ngành nghề được xác định trụ cột chính là bất động sản công nghiệp, vật liệu xây dựng và dịch vụ.
Tuy nhiên, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Đạt cho biết, ngành nghề hoạt động của KSB có thể được bổ sung khi điều kiện thích hợp để phục vụ mục tiêu kinh doanh chứ không nhất thiết dừng lại ở ba như hiện nay.
Đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng, KSB đang sở hữu nhiều mỏ đá như Tân Mỹ, Tam Lập 3, Phước Vĩnh tại Bình Dương, mỏ Thiện Tân 7 tại tỉnh Đồng Nai. Trữ lượng khai thác 3,5 triệu tấn hàng năm, giá bán tuỳ chất lượng đá ở từng mỏ.
Trong đó, mỏ Tam Lập 3 đã có giấy phép khai thác với thời hạn chín năm, hiện đang đẩy nhanh thi công các hạng mục cần thiết như đường điện, đường vận chuyển, cầu cống qua suối kết nối để đưa vào hoạt động trong tháng này.
Mỏ Tân Mỹ trước đây triển khai chậm do vướng các thủ tục thuê đất nhưng hiện đã cơ bản được xử lý.
Mỏ Phước Vĩnh theo quy hoạch của tỉnh Bình Dương đến năm 2030 sẽ được mở rộng thêm 25ha, nâng diện tích mỏ này lên 55ha. Bên cạnh đó, mỏ Phước Vĩnh sẽ được phép khai thác xuống sâu -70m so với mức -20m như hiện nay.
KSB cũng đang nắm giữ trực tiếp 11% cổ phần nhưng có kế hoạch gia tăng sở hữu tại Công ty CP Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa, một công ty có nhiều mỏ đá tại Đồng Nai với công suất khai thác hơn 6 triệu m3 mỗi năm.
Đối với lĩnh vực bất động sản công nghiệp, KSB đang sở hữu Khu công nghiệp Đất Cuốc ở Bình Dương và Khu công nghiệp Hoa Lư ở Bình Phước với tổng diện tích 900ha.
Khu công nghiệp Đất Cuốc có diện tích 553ha được chia ra làm nhiều giai đoạn đầu tư khác nhau, trong đó, giai đoạn đầu với 210ha hiện đã lấp đầy, giai đoạn mở rộng thêm 110ha đầu tiên đã lấp đầy 70%.
Giai đoạn mở rộng tiếp theo có diện tích khoảng 130ha hiện đang được hoàn thiện thủ tục để đầu tư.
Mỗi năm, khu công nghiệp Đất Cuốc mang lại dòng tiền 250 tỷ đồng.
Khu công nghiệp Hoa Lư có diện tích 348ha được đánh giá có vị trí thuận lợi khi nằm sát của khẩu quốc tế Hoa Lư thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Từ đây rất thuận lợi khi đưa hàng hoá vào thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu qua Campuchia.
Khu công nghiệp Hoa Lư được quy hoạch dệt nhuộm, da giày, hóa chất, xi mạ… Đây là những ngành nghề hiện không còn được ưu tiên thu hút ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai mà phải chuyển ra những địa phương xa hơn như Bình Phước.
Khu công nghiệp này hiện đã có hơn 100ha đất sạch, đang tiến hành các thủ tục pháp lý để xây dựng hạ tầng và dự kiến năm 2025 sẽ đi vào hoạt động và mang lại dòng tiền cho KSB.
KSB sẽ tiếp tục mở rộng mảng bất động sản công nghiệp, dự kiến đến năm 2030 công ty có khoảng 1.500ha đất khu công nghiệp, ông Đạt nêu tham vọng dài hạn tại đại hội đồng cổ đông.
Ngoài ra, KSB cũng phát triển mảng dịch vụ gồm kho xưởng cho thuê, tiếp vận hậu cầu và các dịch vụ đi kèm khác trong khu công nghiệp.
KSB cũng có kế hoạch tham gia đấu thầu quỹ đất là những mỏ hết hạn khai thác như Tân Đông Hiệp, Tân Lập sau khi hoàn thành đóng mỏ và được tỉnh Bình Dương quy hoạch khu đô thị dịch vụ.
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, KSB sẽ bổ sung thêm nguồn vốn bằng việc chào bán riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giá chào bán không thấp hơn 18.000 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền dự kiến huy động tối thiểu 450 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong năm 2024 - 2025.
Công ty sẽ sử dụng 350 tỷ đồng để thanh toán nợ gốc, lãi vay ngân hàng và 100 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động. KSB cũng phát hành 4 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, số tiền thu về khoảng 40 tỷ đồng sẽ được bổ sung vào vốn lưu động.
Năm 2024, KSB đặt mục tiêu doanh thu đạt 750 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 130 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 16% và 23% so với năm 2023.
KSB muốn tăng gấp đôi vốn điều lệ
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm
Giá vàng hôm nay 14/6 tăng tiếp 200-300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, chỉ trong tuần này đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Hải Phòng - Thành phố cảng vươn tầm quốc tế, đâu là tâm điểm tiếp theo?
Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ quốc tế với các thế mạnh về cảng biển - logistics - công nghiệp xanh. Trong hành trình ấy, việc mở rộng phát triển ra những đô thị vệ tinh có lợi thế vị trí, hạ tầng, quỹ đất và quy hoạch hoàn chỉnh là xu hướng tất yếu.
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.